Site icon

XRP tăng mạnh khi vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng

Phân tích giá XRP

Trong tuần trước, Ripple bắt đầu giai đoạn phục hồi mạnh mẽ phía trên mức giá $0,6 sau đó đặt khu vực hỗ trợ mới trên mức $0,5. Đồng coin thậm chí còn vượt qua mức kháng cự $0,7 và xác lập đỉnh giá mới của tuần ở vị trí $0,7254. Ở thời điểm viết bài, XRP giao dịch ổn định bên trên mức $0,65 và mức 100 SMA (chu kỳ 4h).

Ngưỡng hỗ trợ đầu tiên là $0,688. Đây cũng là vị trí gần với mức 23,6% Hồi Quy Fib của xu hướng tăng từ đáy giá $0,5687 lên đỉnh giá $0,7254. Tiếp đến là mức hỗ trợ quan trọng ở gần ngưỡng $0,64.

Trong khu vực quanh mức $0,64 cũng có mức 50% Hồi Quy Fib của xu hướng tăng kể trên. Ngoài ra, trên biểu đồ chu kỳ 4h của cặp giao dịch XRP/USD, đường xu hướng tăng chính yếu hình thành với khu vực hỗ trợ gần mức $0,61.

Tỷ giá XRP/USD chu kỳ 4h. (Nguồn: TradingView)

Ở nửa trên của biểu đồ, mức $0,725 chính là mức kháng cự đầu tiên Ripple phải đối mặt. Khu vực kháng cự chính nằm gần với mức $0,75. Nếu XRP vượt qua được mức $0,75 thì xu hướng tăng sẽ hoạt động mạnh hơn nữa trong những phiên giao dịch tiếp theo. Khi đó, mục tiêu của đồng coin chính là mức giá $0,8.

Tuy nhiên, nếu giả định này không xảy ra, một giai đoạn giảm giá sẽ lại bắt đầu. Mức hỗ trợ đầu tiên gặp nguy hiểm chính là $0,64. Kế đến là khu vực hỗ trợ chính quanh mức $0,61 và đường xu hướng tăng đã đề cập. Nếu XRP giảm xuống dưới cột mốc quan trọng $0,6 thì mức 100 SMA (chu kỳ 4h) sẽ bị kiểm tra ngay lập tức.

Các chỉ báo kỹ thuật

MACD 4 giờ – tăng dần trong khu vực tăng.
RSI 4 giờ – hiện trên mức 60.
Mức hỗ trợ chính – $0,688; $0,64 và $0,61 .
Mức kháng cự chính – $0,725; $0,75 và $0,8.

Nguồn: NewsBTC.


Crypto More!

Trung bình chuyển động đơn giản là trung bình chuyển động và là một trong số chỉ số kỹ thuật được sử dụng rộng rãi và linh hoạt nhất trong phân tích kỹ thuật trong phân tích thị trường tài chính. Đường trung bình chuyển động là cơ sở trong nhiều hệ thống theo sau xu hướng thị trường hiện nay.

Hồi Quy Fib là một phương pháp của phân tích kỹ thuật để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Chúng được đặt tên như vậy là do việc sử dụng chúng có liên quan tới các số trong dãy Fibonacci.

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các mức biến đổi trung bình cho thấy một xu hướng mới, có thể là xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng.

RSI là ghi tắt của Relative Strength Index – chỉ số sức mạnh tương đối. RSI được phát triển bởi ông J. Welles Wilder và RSI được dùng như một chỉ báo đo dao động giúp đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá.

Exit mobile version