Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel đã đặt ra mục tiêu trở thành một doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực blockchain tại Việt Nam, nhằm cung cấp các dịch vụ công nghệ trong 5 năm, kênh tin tức trong nước Viet Nam News đã đưa tin vào 25/10. Tổng công ty giải pháp doạnh nghiệp Viettel là một sự đổi mới và phát triển, là cánh cửa mới khai thác ngành viễn thông của Viettel Group, tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Việt Nam.
Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel được thành lập vào đầu tháng 10 với mục tiêu tập trung vào việc cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông vào các lĩnh vực thương mại và với chính phủ giúp hỗ trợ xây dựng một chính phủ số.
Phát biểu tại hội thảo mang tên “Viettel và Blockchain”, Phó tổng giám đốc công ty Ngô Vĩnh Quý cho biết Viettel đang mong muốn bắt kịp xu hướng phát triển, bao gồm cả công nghệ blockchain. Ông Ngô đảm bảo rằng tập đoàn cần có các nguồn lực cần thiết, bao gồm tài chính, các chuyên gia và cơ sở hạ tầng mạng để tìm hiểu và triển khai phát triển blockchain. Ông cũng nói thêm:
“Blockchain là một hệ sinh thái không giới hạn. Nhiệm vụ khó khăn nhất cho Viettel là lựa chọn công nghệ blockchain hiệu quả nhất có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. ”
Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel đã phát triển một giải pháp dựa trên blockchain để cải thiện quản lý tập tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Giải pháp này cho phép kết nối toàn bộ mạng lưới y tế, bao gồm Bộ Y tế, sở y tế tỉnh, bệnh nhân và các tổ chức liên quan khác trên toàn quốc. Mô hình hiện đang chờ Bộ Y tế của Việt Nam phê duyệt.
Blockchain cải thiện quản lý tập tin trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Một số nước châu Á khác đã triển khai công nghệ blockchain trong mạng viễn thông của họ. Công ty điện thoại lớn nhất Hàn Quốc, tập đoàn KT của nhà nước đã công bố cho ra mắt mạng lưới thương mại blockchain giúp hỗ trợ trong việc “an toàn và minh bạch hơn” vào tháng Bảy vừa rồi. KT có kế hoạch cho phép các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của mình lưu trữ và chuyển dữ liệu kỹ thuật số của họ với “tỷ lệ rủi ro do bị hack ít hơn“.
Cũng trong tháng bảy này, ba công ty viễn thông lớn ở Trung Quốc là China Mobile, China Unicom và China Telecom cũng đã tung ra một nhóm nghiên cứu blockchain nhằm “xây dựng một đội ngũ ứng dụng blockchain đáng tin cậy để khám phá những khu vực blockchain” và tìm cách để tăng sự hiểu biết về “các ứng dụng mới trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số blockchain, tài sản viễn thông và mạng viễn thông thế hệ tiếp theo. ”
Theo: Kenhdaututienao.com/Cointelegraph