Đó là trường hợp với biểu đồ giá của Ethereum. Kể từ tháng 9 năm 2018, biểu đồ giá của tiền điện tử lớn thứ hai thế giới đã bắt chước cấu trúc thị trường của đáy thị trường gấu Bitcoin trong năm 2015.
Trong thế giới của phân tích kỹ thuật và giao dịch, các cấu trúc thị trường tương tự và lặp lại được gọi là fractals, tương tự như các ‘mô hình định kỳ’ được tìm thấy trong nghệ thuật, tự nhiên và toán học.
Hai cảm xúc sợ hãi và tham lam là yếu tố thúc đẩy hành động giá trong thị trường; do đó, hành vi của nhà đầu tư lặp đi lặp lại mang lại kết quả tương tự và có thể không quá khác so với quá khứ, đặc biệt là khi những cảm xúc đó tạo ra những fractal trong thị trường tiền điện tử.
So sánh BTC/USD với ETH/BTC
Điểm tương đồng
Biểu đồ trên mô tả fractal kỳ lạ từ đáy BTC năm 2015 (khung trên) diễn ra trên biểu đồ ETH/BTC (khung dưới).
Không cần phải nói, cấu trúc của hai biểu đồ gần như giống hệt nhau, chỉ có một vài sự khác biệt nhỏ.
Có thể thấy, đi từ trái sang phải, cả hai đồng coin đều có đáy hình chữ “V” theo sau một đợt tăng nhỏ và phá vỡ đường xu hướng giảm tiếp theo. Sau khi đường xu hướng bị phá vỡ, cả hai thị trường đều chịu đựng một khoảng thời gian biến động thấp bất thường so với bản chất thất thường của chúng.
Như người xưa vẫn nó trong đầu tư “không bao giờ thiếu một thị trường buồn tẻ”. Những giai đoạn này thường được tìm thấy khi thị trường tích lũy năng lượng trước một bước tiến đáng kể.
Những người chơi lớn hơn cũng có xu hướng mất hứng thú với các thị trường nhàm chán, chỉ để lại các trader nhỏ (phần lớn) thích các vị thế ngắn tạo ra một thị trường ủng hộ những chú bò.
Theo sau thị trường buồn tẻ, cả BTC và ETH đã tạo ra một đợt tăng giá nhỏ sau đó là một đợt bán tháo khác, như được mô tả bởi các đường cong xuống màu xanh.
Cả hai thị trường đều nhanh chóng hồi phục theo kiểu đáy cong, đẩy giá lên đỉnh hình chữ “V”, cuối cùng theo sau là sự tiếp tục tăng từ sự phục hồi trước đó.
Sự khác biệt
Thật vậy, những điểm tương đồng rất đáng chú ý, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa hai đồng coin.
Theo huyền thoại thị trường chứng khoán – Richard D. Wyckoff, biểu đồ giá tuân thủ theo luật nhân quả.
Nói cách khác, xu hướng càng kéo dài còn được gọi là “nguyên nhân”; càng mạnh mẽ và kéo dài xu hướng tiếp theo còn được gọi là “hiệu ứng” – một lý do khác rút ngắn thị trường buồn tẻ có thể gặp rủi ro.
Điều này đặc biệt có liên quan ở đây vì đáy của BTC trong năm 2015 kéo dài gần một năm, trong khi của ETH chỉ còn hơn ba tháng nữa.
Nếu tính đến điều đó, có thể lập luận rằng xu hướng tăng dài hạn sẽ không thể xảy ra đối với ETH.
Theo: Kenhdaututienao.com/Coindesk