Cảnh sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc gần đây đã phá vỡ một vụ án kim tự tháp tiền mã hóa liên quan đến 15 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,4 tỷ USD) và bắt giữ 119 nghi phạm, một đài truyền hình địa phương đưa tin hôm thứ Hai.
Được thành lập bởi một phụ nữ người Bungari, Ruja Ignatova, OneCoin đã đặt chânđến Trung Quốc vào tháng 9/2014. Mặc dù được quảng bá dưới dạng tiền mã hóa nhưng nó hoạt động trên một blockchain riêng, không giống như các đối thủ phổ biến như bitcoin, sử dụng sổ cái công khai minh bạch.
Vào tháng Mười Hai năm ngoái, Tòa án Nhân dân trung cấp Chu Châu tại Hồ Nam đã phán quyết OneCoin là một chương trình kim tự tháp bất hợp pháp – một doanh nghiệp tiếp thị đa cấp, tăng lợi nhuận chủ yếu bằng cách tuyển dụng các nhà đầu tư mới. Bản án cũng tiết lộ rằng tổ chức đã tính phí thành viên từ 1.000 đến 280.000 nhân dân tệ. Cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu hơn 1,6 tỷ nhân dân tệ từ mạng lưới tội phạm.
Sự tăng trưởng phi thường của tiền mã hóa trong vài năm gần đây đã thu hút hàng triệu nhà đầu tư đồng thời tạo cơ hội cho bọn tội phạm tận dụng lợi thế của sự cường điệu xung quanh công nghệ này.
Cảnh sát Chu Châu đã được giới thiệu về OneCoin vào đầu tháng 3/2016 và vào tháng 12 cùng năm, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã cảnh báo công chúng rằng OneCoin là một trong hơn 60 loại tiền ảo khai thác các khái niệm về công nghệ blockchain và tài sản số để đưa vào một chương trình kim tự tháp.
Ảnh chụp màn hình từ trang web trực tuyến Youku cho thấy kênh của OneCoin vẫn có 235 video trực tuyến.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư không ngờ rằng, tiền mã hóa vẫn tiếp tục đi xuống. Vào tháng 2/2017, OneCoin đã thu hút sự chú ý rộng rãi sau khi tin tức về Chen Man, một cựu tù nhân đã được thả sau khi bị giam giữ sai trái trong 23 năm, đã chi 1 triệu trong số 2,75 triệu nhân dân tệ mà ông đã nhận được bồi thường từ nhà nước cho OneCoin. Đoạn băng video cho thấy một nhân viên bán hàng OneCoin nói với anh rằng tiền mã hóa đã được cấp phép ở 214 quốc gia – nhiều hơn số lượng quốc gia Trung Quốc thừa nhận.
Tiền mã hóa thậm chí cũng là nguyên do kết thúc một cuộc hôn nhân: Một phụ nữ ở Nội Mông đã nộp đơn xin ly dị vào năm 2016, giải thích rằng kể từ năm 2014, chồng cô đã ‘vay chồng nợ chất’ để thỏa mãn sở thích OneCoin của mình.
Các nhà phê bình trên khắp thế giới đã cáo buộc OneCoin hoạt động như một kế hoạch kim tự tháp, và các nhà quản lý ở Ấn Độ, Áo, Samoa và Ý cũng đã đặt câu hỏi hoặc cấm loại tiền mã hóa này. Vào tháng 01/2018, các nhà điều tra đã đột kích các trụ sở chính của OneCoin ở Sofia, Bungari theo yêu cầu của chính quyền Đức, tịch thu tài liệu, máy chủ và thẩm vấn khoảng 50 người.
Tuy nhiên, bất chấp sự phơi bày của giới truyền thông quốc tế và sự chú ý của các nhà chức trách, Sixth Tone đã phát hiện ra rằng vào thứ Ba, OneCoin vẫn hiện diện trên một số nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc, bao gồm Weibo và Youku.
Theo TapchiBitcoin/Sixthtone