Site icon

Sau vụ 15.000 tỷ tiền lừa đảo của dự án iFan và Pincoin, Việt Nam có thể là quốc gia tiếp theo cấm tiền mã hóa

Nhiều báo cáo đã được đưa ra tại Việt Nam trong tuần này liên quan đến việc Việt Nam sẽ trở thành nước tiếp theo trong nhóm các quốc gia thắt chặt quy định quản lý kinh doanh tiền mã hóa trong phạm vi nội địa.

 

Gần đây, Ấn Độ đã thể hiện rõ ràng quan điểm của mình về tiền mã hóa với cả thế giới, và tất nhiên Trung Quốc cũng đã gây xôn xao báo chí với kế hoạch tấn công vào loại tiền tệ này. Và bây giờ có vẻ  như Việt Nam sẽ trở thành quốc gia tiếp theo gia nhập xu hướng phản đối tiền mã hóa, sau nhiều báo cáo thảo luận về vụ lừa đảo tiền mã hóa với giá trị 865 triệu đô xảy ra trong nước.

Trước diễn biến của vụ việc này, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu, khẳng định rằng chính phủ sẽ ban hành một chỉ thị mới để tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa.

Theo báo chí Việt Nam, vụ lừa tiền diễn ra tại công ty cổ phần Modern Tech, tổ chức đã lừa và chiếm đoạt 865,37 triệu đô từ khách hàng, những người mua tiền mã hóa iFan và Pincoin. Những kẻ lừa đảo hứa hẹn rằng công ty sẽ trả lãi cho khách hàng, nhưng không một ai trong số họ nhận được tiền cả. Như vậy nhiều người đầu tư ngây thơ đã bị mất trắng những khoản vốn khổng lồ.

Hiện tại, Việt nam vẫn đang thi hành nhiều luật ngăn cấm người dân thanh toán bằng tiền mã hóa ở những cơ sở không được chứng nhận hợp pháp. Tuy nhiên, việc sở hữu tiền mã hóa không phải là hành vi trái pháp luật.

Nhưng những quy định mới có thể sẽ làm thay đổi điều này, bởi chính phủ muốn đảm bảo rằng những vụ lừa đảo nhất là với quy mô lớn như thế này không bảo giờ được phép xảy ra nữa.

Nhìn chung, sự kiện này lại là một chướng ngại vật nữa trên hành trình phát triển của công nghệ blockchain ở các nước phương Đông, khi có thêm một quốc gia đang dự định nhấn chìm một ngành công nghiệp mà đáng lẽ ra nên được khuyến khích phát triển.

Hành vi lừa đảo của một số cá nhân thực sự gây ra những ảnh hưởng tiêu cực vô cùng lớn đến ngành công nghiệp mã hóa nói chung.

Chúng ta cần phải xem Việt Nam sẽ đưa ra những quy định như thế nào. Hiện tại, có vẻ như họ vẫn còn đang phân vân, chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Có khả năng họ sẽ áp dụng các biện pháp ngăn cấm như Ấn Độ và Trung Quốc để tỏ thái độ phản đối tiền mã hóa; hoặc cũng có thể họ sẽ chỉ thắt chặt quy định đối với các sàn giao dịch nhưng vẫn cho phép khách hàng trao đổi tự do – giống như những gì đã diễn ra ở Nhật Bản.

Nguồn: Cryptodaily

Exit mobile version