Site icon

Quá nhiều quy định gay gắt đang làm cho ngành công nghệ tiền điện tử tại Hoa Kỳ trở nên tê liệt

Theo Carol Goforth, giảng viên tại Đại học Luật Arkansas, các quy định chồng chéo được tạo ra bởi vô số các cơ quan khác nhau với các nhiệm vụ và ưu tiên khác nhau đã dẫn đến một sự pha trộn khó hiểu giữa các phân loại và yêu cầu đối với tiền điện tử.

Để minh họa cho quan điểm của mình, Goforth lưu ý rằng có bốn cơ quan liên bang ở Hoa Kỳ hiện đang đưa ra các quy định cho tiền điện tử ở một mức độ và hình thức nhất định: Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính (FinCEN) và Sở thuế vụ (IRS).

Thiếu sự hòa hợp

Do đó, các cơ quan liên bang khác nhau sẽ có các định nghĩa khác nhau về tiền điện tử, và điều này gây ra sự phức tạp cùng nhầm lẫn. Trong vai trò điều tiết nó, ví dụ, SEC coi việc phát hành tài sản kỹ thuật số mới là chứng khoán. Mặt khác , CFTC xem tất cả các loại tiền điện tử là hàng hóa trong khi IRS coi tiền điện tử là tài sản. Ngược lại, FinCEN quy định các sàn giao dịch tiền điện tử như các sàn giao dịch “tiền tệ”, điều này dẫn đến kết luận rằng Bộ Tài chính Hoa Kỳ coi tiền điện tử là tiền tệ.

Chắc chắn, các định nghĩa khác nhau của các cơ quan khác nhau dẫn đến việc có quá nhiều quy định vì mỗi thực thể có các yêu cầu riêng phải được đáp ứng. Cố gắng tuân thủ nhiều nghĩa vụ pháp lý sẽ khiến mọi thứ trở nên tốn kém và mất thời gian cho người chơi trong khu vực.

Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn ở cấp tiểu bang vì mỗi tiểu bang đều có bộ luật chứng khoán và chế độ thuế riêng. Hiện tại, chỉ có một số ít tiểu băng xác định rằng tiền điện tử nên được miễn trừ khỏi luật chứng khoán của nhà nước.

Theo Goforth, con đường phía trước là áp dụng cách tiếp cận cởi mở hơn để tránh tình trạng có quá nhiều quy định.

Đã vậy, chế độ điều tiết hiện nay trong nền kinh tế Hoa Kỳ dường như đã hạn chế nghiêm trọng số lượng coin mà các sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Hoa Kỳ như Coinbase có thể cung cấp cho khách hàng của họ. Ngược lại, một sàn giao dịch tiền điện tử như Binance có trụ sở tại quốc gia có thái độ thân thiện hơn thì tự hào với việc có thể niêm yết hàng chục loại coin.

Chế độ pháp lý của Hoa Kỳ cũng đã có tác động đến việc phát hành ICO. Theo báo cáo của chúng tôi hồi đầu năm nay, một số dự án lớn đã bỏ qua Hoa Kỳ và thay vào đó chọn phát hành ICO của họ tại một số quốc gia như Singapore, Quần đảo Virgin và Quần đảo Cayman.

Một báo cáo của Satis Group Crypto Research ghi nhận rằng vào năm 2017, Hoa Kỳ chiếm 32% lượng ICO toàn cầu. Tính đến nửa đầu năm nay, thị phần này đã giảm xuống còn 10%.

Theo: Kenhdaututienao.com/CCN

Exit mobile version