Site icon

Nếu xu hướng giảm kéo dài Cardano (ADA) có nguy cơ tiếp tục giảm, đâu là nguyên nhân?

Tháng 3 mở đầu với làn sóng hiệu chỉnh lướt qua toàn bộ thị trường tiền mã hóa, từ Bitcoin cho đến các altcoin, không ai là ngoại lệ. Vào thời điểm viết bài, Cardano (ADA) cũng đang trên đà hiệu chỉnh giảm và ổn định ở mức $1,2. Được biết, mới đây Cardano đã leo lên vị trí thứ 3 bảng xếp hạng những đồng coin có vốn hóa thị trường lớn nhất với 38,14 tỷ USD.

Tình hình giá Cardano

Tỷ giá ADA/USD hàng giờ. (Nguồn: TradingView)

Thông qua biểu đồ trên, có thể thấy giá ADA dao động chỉ trong một vùng nhỏ hẹp, nhưng làn sóng xu hướng giảm vừa qua mạnh đến mức đẩy giá coin xuống sát mức hỗ trợ. Tại đây, giá ADA đã di chuyển lên xuống giữa hai mốc $1,18 và $1,28 trong nhiều ngày qua, khu vực này dần hình thành một mô hình tam giác tăng.

Với tình trạng xu hướng giảm không có dấu hiệu dừng lại trên thị trường, đợt giảm giá tiếp theo có lẽ sẽ sớm xảy ra.

Nguyên nhân là gì?

Tuy mức hỗ trợ có vẻ vững chắc, độ cao ngày thấp của các nến trên biểu đồ cho thấy tình trạng suy yếu của thị trường vẫn còn nặng nề. Điểm hội tụ của Dải Bollinger chỉ ra khả năng rớt giá vì biến động. Trong khi đó, đường xu hướng và mức 50 trung bình chuyển động (MA) cũng di chuyển bên trên vùng giá trị, chứng tỏ ưu thế thuộc về xu hướng giảm.

Chỉ số RSI dần tiếp cận vùng bán quá mức, đạt mức 42 ở thời điểm viết bài. Điều này nghĩa là áp lực bán khá cao, đi kèm đó là sự sụt giá của ADA. Thị trường cũng ghi nhận động lực hiện tại thiên về “phe gấu” hơn. Nếu xu hướng giảm kéo dài, đợt giảm giá tiếp theo sẽ diễn ra, đẩy giá ADA về mức hỗ trợ tiếp theo.

Một số mức giá cần chú ý:

Kết luận

Tại thời điểm viết bài, biểu đồ tỷ giá ADA/USD cho thấy giá đang giảm và test mức hỗ trợ mới. Nếu không thể trụ vững ở mức này, đồng coin sẽ tiếp tục giảm về mức $1,07.

Nguồn: AMB Crypto.


Crypto More!

Chỉ số RSI (Chỉ số Sức mạnh Tương đối) là chỉ số được phát triển vào cuối thập niên 70, là một công cụ mà các nhà giao dịch chứng khoán sử dụng để kiểm tra diễn biến hoạt động của một cổ phiếu như thế nào trong một khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản, nó là một bộ dao động động lượng đo độ lớn của biến động giá cũng như tốc độ (vận tốc) của các biến động này. RSI có thể là một công cụ rất hữu ích tùy thuộc vào loại hình giao dịch nào được thực hiện và nó được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích kỹ thuật.

Dải Bollinger là một công cụ phân tích kỹ thuật do John Bollinger phát minh trong thập niên 1980 cũng như được chính ông đăng ký thương hiệu vào năm 2011. Phát triển từ khái niệm về dải giá giao dịch, dải Bollinger và các chỉ số liên quan %b và băng thông có thể được sử dụng để đo đạc “mức cao” hay “mức thấp” của giá cả so với các giao dịch trước đó.

Exit mobile version