Bấy lâu nay, cộng đồng tiền mật mã thường hay mường tượng về tình trạng của tiền mã hóa nếu xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thật ra đó không phải là lo xa đâu. Hiện nay, một loạt các diễn biến đáng lo ngại đã diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu: mối đe dọa của một cuộc chiến tranh thương mại, nỗi lo âu về các thị trường nợ của Ý, các vấn đề tại ngân hàng Deutsche Bank và các cuộc khủng hoảng thị trường mới ở Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina.
Trong khi đó, các ngân hàng trung ương do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đứng đầu đang thắt chặt hoặc báo hiệu các chính sách tiền tệ siết chặt hơn. Động thái này kiềm hãm lợi nhuận khổng lồ mà lãi suất thấp và sự nới lỏng định lượng đã đặt lên các thị trường toàn cầu trong 8 năm qua kể từ khi cuộc khủng hoảng cuối cùng kết thúc.
Với sự kết hợp của các yếu tố rủi ro đang nhen nhóm, ở đó luôn tồn tại khả năng một “ngòi nổ” không lường trước sẽ châm lửa một cơn sốt thoát lệnh khủng khiếp trong cộng đồng nhà đầu tư toàn cầu.
Bitcoin và các đồng tiền mã hóa khác sẽ chịu tác động như thế nào? Liệu danh tiếng của các đồng tiền với tính chất là loại tài sản độc lập có giúp chúng hưởng lợi từ dòng vốn an toàn? Hay nguy cơ suy giảm rủi ro trên thị trường sẽ đủ rộng đến mức các tài sản mật mã bị mắc kẹt trong cơn sốt bán tháo?
Kịch bản đối lập
Một số hodler thèm muốn một thị trường hoảng loạn.
Họ cho rằng không giống như vụ sụp đổ hồi năm 2008 – 2009 khi không ai biết và cũng không có bàn tay xấu muốn xáo trộn thế giới tiền tệ nào tiếp cận được đồng tiền mã hóa mới chào đời của Satoshi Nakamoto; Bitcoin giờ đây được công nhận rộng rãi như một giải pháp thay thế linh hoạt hơn cho các tài sản an toàn truyền thống như vàng.
Theo những người này, trong cuộc khủng hoảng Bitcoin sẽ có thể tỏa sáng và các đồng tiền khác được thiết kế làm lựa chọn thay thế cho tiền pháp định như Monero và Zcash cũng sẽ sánh vai với Bitcoin. Nhờ không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng chính sách tiền tệ trong tương lai, miễn dịch với các hành động can thiệp mạnh tay như lệnh đóng băng tiền gửi ngân hàng của Cộng hòa Síp hồi năm 2013, đồng thời dễ dàng mua lại được, các đồng tiền mật mã có thể chứng minh giá trị là loại tài sản an toàn trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Theo đó, lợi thế nghiêng về phía phe bò và giá sẽ tăng.
Mặt khác, nếu thị trường chứng kiến đủ nhà đầu tư rời xa các khoản đầu tư mạo hiểm, thật khó để lĩnh vực này đứng ngoài lề.
Cũng giống như mức tăng trưởng mạnh nhất của giá tiền tệ mã hóa trong nửa sau năm 2017 có liên quan chặt chẽ đến xu hướng gia tăng “rủi ro” trên cổ phiếu, hàng hóa và tài sản thị trường mới nổi; một đợt bán tháo quy mô lớn có thể ảnh hưởng đến các thị trường mới này.
Tiền mã hóa và token luôn bị xem là tài sản rủi ro cao trong mắt phần lớn nhà đầu tư thông thường – bạn mua chúng với số tiền mà nếu mất tiền bạn vẫn đủ khả năng chi trả khi cảm thấy lạc quan về triển vọng của thị trường. Khi tâm trạng xấu, loại hình đầu tư này thường bị cắt xén ngay khi các nhà đầu tư đổ xô tranh giành tiền mặt.
Với 300 tỷ USD theo ước tính thổi phồng của Coinmarketcap, giá trị vốn hóa thị trường của toàn bộ thị trường tiền mã hóa lớn hơn gấp 3 lần giá trị trong năm ngoái (mặc dù nó suy giảm hơn một nửa so với đỉnh điểm vào đầu tháng 1).
Nhưng con số đó chỉ ít hơn 1% giá trị vốn hóa thị trường cuối năm 2017 là 54.8 nghìn tỷ USD theo Chỉ số S&P Global Broad Market, bao gồm phần lớn các cổ phiếu từ 48 quốc gia. Nếu các nhà đầu tư ưa rủi ro đang hoảng loạn và tìm cách chơi dump – hoặc tìm thứ gì đó an toàn để mua – sẽ không mất nhiều tiền để di chuyển vào các thị trường tiền mật mã bằng cách này hay cách khác.
Tương quan thấp
Lập luận của phe bò được hậu thuẫn bởi sự tương quan giữa tiền mã hóa và tài sản rủi ro chính thống – mức độ giá cả di chuyển song song với nhau là khá thấp.
Một ma trận tương quan 90 ngày do công ty phân tích Sifr vạch ra tiến hành đặt tương quan Bitcoin với chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ ở mức -0.14 USD. Đó là vị trí thống kê trung lập kể do số 1 đại diện cho một mối tương quan tích cực hoàn hảo trong khi -1 cho thấy mối quan hệ hoàn toàn tiêu cực.
Nhưng họ nói rằng trong khủng hoảng, “tất cả các mối tương quan đều sẽ đi đến 1”. Trạng thái hoảng loạn của đám đông, khi các nhà đầu tư bán ra bất cứ thứ gì họ có thể để giảm tải và trang trải các khoản nợ và các yêu cầu bảo chứng nghĩa là họ có thể “đổ” hàng đống coin bán ra.
Kiểu suy thoái bán buôn như vậy sẽ đóng vai trò quan điểm hợp lý với các tình huống như đã thấy năm ngoái khi sự định giá thị trường đạt đến mức quá cao. Chúng ta không thể tách dòng tiền chảy vào tiền mật mã vào cuối năm nay, do 8 năm nới lỏng định lượng bấy lâu đã thúc đẩy cuộc “săn lùng sản lượng” trong thị trường tối tăm vì lợi nhuận thu hẹp lại vào các khoản đầu tư chính thống đắt đỏ chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp.
Các quỹ trái phiếu trả ít hơn 2% trong nhiều năm khiến Bitcoin trông hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chủ đạo. Lúc tính thanh khoản giả tạo đó biến mất thì tình thế đảo ngược có thể xảy ra.
Dù vậy, tôi tin rằng một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể là một thời điểm thử nghiệm quan trọng đối với tài sản mật mã.
Có lẽ sẽ có hiệu ứng hai pha. Về hậu quả tức thì của cơn hoảng loạn, một đợt bán tháo sẽ nổ ra nếu mọi thị trường đều bị đè ép bởi áp lực thanh khoản.
Nhưng sau khi mọi thứ ổn định, người ta có thể tưởng tượng rằng câu chuyện xung quanh lợi nhuận không tương xứng của Bitcoin và tình trạng của nó như rào cản ngăn chặn chính phủ và rủi ro ngân hàng sẽ thu hút được nhiều sự chú ý.
Cũng giống như sự tăng trưởng của Bitcoin vào giữa năm 2013 kèm theo bài học khủng hoảng của Cộng hòa Síp: “họ có thể ‘sờ gáy’ tài khoản ngân hàng của bạn nhưng không thể làm vậy với khóa riêng tư của bạn”, cuộc khủng hoảng tài chính quy mô lớn hơn có thể thúc đẩy những tranh luận về tính chất bất biến và phi tập trung của Bitcoin và giúp tăng tần suất mua nó.
Cho dù đó là yếu tố hợp nhất tăng lên và đồng bộ với thị trường rộng lớn hoặc sự thay thế tương phản với thị trường, không thể nhìn nhận tiền tệ chỉ với phạm vi nhỏ hẹp.
Theo: Kenhdaututienao.com/TapchiBitcoin