Tin Tức  Xu Hướng Giá 

Lý do giá Ripple (XRP) đã tăng trưởng phi mã ở mức chưa từng thấy 140% trong 7 ngày qua

Telegram: (Kênh Telegram ra kèo trade, kèo hold) --- (Nhóm thảo luận trên Telegram)

Trong tuần qua, giá Ripple (XRP) đã tăng trưởng phi mã ở mức chưa từng thấy 140% trong 7 ngày qua. Và nó cũng tăng gần 63% chỉ trong 24 giờ qua, giao dịch ở mức 0,6 USD vào thời điểm viết bài.

nhung-ly-do-dang-su-tang-gia-nhay-vot-cua-ripple

XRP đã bay cao đến mức đã đánh bại cả Ethereum (ETH) để ngồi lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng tổng vốn hóa thị trường trên CoinMarketCap (trở lại vị trí thứ ba vào thời điểm viết bài). Điều gì đã đẩy giá Ripple bay quá cao như vậy? Mặc dù không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đó nhưng dưới đây là bối cảnh và một số lý do có cơ sở cho điều này:

Bối cảnh: Ripple mang lại điều gì?

Ripple là một công ty giao thức và mạng thanh toán có trụ sở tại California được thành lập vào năm 2012. Về cơ bản, nó tập trung vào việc tạo thuận lợi cho việc chuyển giao tiền bạc giữa các tập đoàn tài chính lớn.

Ripple – trên thực tế, một số người có thể cho rằng đó không phải là tiền mã hóa. Nó thuộc về một hệ tư tưởng khác hơn cho ngành: Ripple không muốn lật đổ chính phủ cùng hệ thống ngân hàng. Ngược lại, nó đã chọn để làm việc với những đơn vị tài chính chủ đạo này ngay từ đầu. Như Brad Garlinghouse, CEO của Ripple, chia sẻ với Cointelegraph vào tháng 3:

“Ngay từ đầu, chúng tôi đã thực sự nhìn vào cách chúng tôi làm việc với chính phủ, cách chúng tôi làm việc với các ngân hàng. Và tôi nghĩ một số người trong cộng đồng tiền mã hóa đều đặt ra câu hỏi là làm cách nào chúng ta phá hủy chính phủ. Làm thế nào để chúng ta phá vỡ ngân hàng?”.

Garlinghouse tin rằng các chính phủ sẽ không biến mất. Đó là lý do tại sao ông thấy việc hợp tác với họ và làm việc trong khuôn khổ pháp lý hiện hành là điều hợp lý. Thái độ đó đã giúp Ripple có được mối quan hệ đối tác quan trọng với những người chơi lớn bao gồm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có trụ sở tại Trung Quốc Lian-Lian, Cơ quan tiền tệ Ả Rập Xê Út và Western Union,vv…

Token của Ripple là XRP. Tuy nhiên, công ty vẽ ra một ranh giới giữa hai thứ này: Ripple tự giới thiệu mình như một công ty công nghệ, trong khi XRP là một “tài sản số độc lập” được xây dựng trên công nghệ mã nguồn mở được gọi là XRP Ledger. Theo trang web của mình, Ripple sử dụng cả XRP và XRP Ledger trong các sản phẩm của mình, chẳng hạn như xRapid và sở hữu 60 tỷ XPR. Song, công ty không kiểm soát cả token lẫn công nghệ.

Lý do số 1: Khởi chạy xRapid

xRapid là một công cụ được Ripple được thiết kế dự trên blockchain để đơn giản quá trình chuyển tiền xuyên biên giới giữa các tổ chức tài chính.

Ripple hy vọng sẽ sử dụng công cụ này để đi tiên phong trong hệ thống tài chính chủ đạo: Sau khi thử nghiệm nền tảng để vận hành hệ thống thanh toán giữa Hoa Kỳ và Mexico vào tháng Năm, công cụ này đã chứng minh sự hiệu quả khi nó tiết kiệm chi phí giao dịch từ 40 – 70%. Vượt qua các nhà cung cấp ngoại hối thông thường, xRapid còn tăng tốc độ giao dịch lên “chỉ còn hơn hai phút”. Trong khi đó, theo nghiên cứu của McKinsey, các khoản thanh toán quốc tế điển hình mất từ ​​3 – 5 ngày làm việc để hoàn thành.

Sự tăng giá nói trên có thể do gần đây công ty đã thông báo rằng xRapid có thể được phát hành thương mại “trong tháng tới”. Thông báo này được đưa ra bởi người đứng đầu mảng quan hệ pháp lý khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông tại Ripple Sagar Sarbhai trong một cuộc phỏng vấn với đài CNBC vào ngày 17/09:

“Tôi rất tự tin rằng trong khoảng một tháng tới, chúng ta sẽ đón nhận những tin tức tốt khi chúng tôi đưa sản phẩm của mình vào trong sản xuất”..

Vào tháng 08, Ripple đã hợp tác với 3 sàn giao dịch tiền mã hóa quốc tế – Bittrex ở Mỹ, Bitso ở Mexico và Coins.Ph tại Philippine – như một phần của giải pháp xRapid để xây dựng hệ sinh thái giao dịch tài sản mã hóa “lành mạnh”. Quan hệ đối tác mới sẽ cho phép xRapid chuyển đổi giữa XRP, đô la Mỹ, peso Mexico và peso Philippine. Ngoài ra, Ripple đang xem xét việc thâm nhập vào thị trường Trung Quốc để áp dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho các khoản thanh toán xuyên biên giới. Đây cũng là phát biểu của Jeremy Light, phó chủ tịch chiến lược của Ripple tại khu vực Liên minh Châu Âu.

Lý do số 2: PNC tham gia vào RippleNet

Tin tức khác liên quan đến Ripple trong tuần này đến từ PNC, một trong mười ngân hàng lớn nhất của Mỹ với 8 triệu khách hàng và chi nhánh bán lẻ tại 19 tiểu bang. Hôm thứ Tư ngày 19/9, Ripple thông báo PNC đã tham gia vào RippleNet để xử lý các khoản thanh toán quốc tế cho khách hàng của mình. “Đây là một trong những ngân hàng lớn đầu tiên của Mỹ sử dụng công nghệ blockchain để hợp lý hóa các khoản thanh toán trong và ngoài nước” – Ripple đã tweet.

RippleNet là một mạng lưới phân quyền của các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kết nối thông qua các giải pháp của Ripple, chẳng hạn như xCurrent.

Ripple nhấn mạnh rằng giải pháp sẽ cho phép các khách hàng doanh nghiệp PNC nhận được các khoản thanh toán dựa trên hóa đơn của họ ngay lập tức. Phó chủ tịch cấp cao về mảng quản lý sản phẩm của Ripple, Asheesh Birla, cho rằng việc sử dụng xCurrent trong ngân hàng là bước đầu tiên hướng tới việc áp dụng các sản phẩm khác của Ripple, đương cử như xRapid. Birla nói với Reuters: “Đó là một cách để các ngân hàng từng bước tham gia vào với chúng tôi”.

Đáng chú ý, xCurrent – không giống như xRapid – không cắt giảm ngân hàng tương ứng khỏi toàn bộ quá trình, do đó không thay đổi hoàn toàn hệ thống thông thường mà thay sẽ điều chỉnh nó. Việc thay đổi sử dụng giao thức interledger (liên sổ cái) bất biến chứ không phải là sổ cái phân tán. Điều này đã được xác nhận bởi David Schwart, một nhà mật mã học hàng đầu, người có tư tưởng hoài nghi về việc các ngân hàng sử dụng xCurrent trong các khoản thanh toán xuyên biên giới. Như Cointelegraph đưa tin vào tháng 6, David Schwartz tuyên bố rằng các ngân hàng không có khả năng triển khai công nghệ này vì các vấn đề về tính riêng tư và khả năng mở rộng thấp.

Tuy nhiên, tin tức có thể đã tạo ra đà tăng giá. Điều thú vị là, BlackRock Inc., một nhà quản lý đầu tư toàn cầu lớn của Mỹ đã từng là công ty con của PNC trong giai đoạn 1995-1999. Hiện tại, PNC là cổ đông lớn nhất của BlackRock, sở hữu 21,45% cổ phần của công ty.

Lý do số 3. Ripple né tránh cái mác “chứng khoán”

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNBC, Sarbhai đã phản đbác những lo ngại rằng XPR có khả năng bị phân loại là chứng khoán ở Hoa Kỳ

Để bảo vệ token gốc của công ty, ông đã chỉ ra giao thức mã nguồn mở của XRP ledger và tính độc lập của nó từ chính công ty. Ông cũng đồng thời nhấn mạnh rằng Ripple chỉ kiểm soát 7% các node xác thực hoạt động trên mạng lưới. Ông chỉ ra rằng các nhà đầu tư XRP không có vị thế stake hoặc cổ đông khi họ mua tài sản và nhấn mạnh rằng các nước như Úc, Philippines và Thái Lan đã phân loại XRP là hàng hóa.

Do đó, tương tự như Bitcoin và Ethereum, XRP có thể được Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Hoa Kỳ (SEC) công nhận là “phi chứng khoán”. Điều này đã từng tạo ra đà tăng cho những đồng tiền mã hóa trong quá khứ.

Lý do số 4. FOMO

Sự gia tăng mạnh về giá cũng có thể được giải thích bằng hiệu ứng FOMO – một sức mạnh khủng khiếp trên thị trường. Điều này có vẻ là một trong những chiều hướng chính trên Reddit. Theo lý thuyết này, ngay sau khi Ripple bị bơm giá lần đầu tiên vào ngày 18/09, các nhà đầu tư khác đã bắt đầu nhảy vào và giá bắt đầu tăng mạnh.

Theo: Kenhdaututienao.com/TapchiBitcoin


Disclaimer: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho việc đầu tư của bạn.

--------------------------------------

Bài viết liên quan



Hãy tham gia các kênh của chúng tôi: Telegram - Facebook Group

NGƯỜI VIẾT: 

Website https://kenhdaututienao.com thuộc ICO-BITCOIN, kênh cập nhập tin tức về thị trường tiền ảo mõi ngày, cập nhập các thông tin tốt lẫn tin sấu có thể gây ảnh hưởng đến BTC và các Alt coin, review các dự án ICO tiềm năng...

Bài viết ngẫu nhiên

Thiết kế web bởi Hoangweb.com
DMCA.com Protection Status
Binance