Giá bitcoin hôm nay tăng lên trong lúc nhiều đồng tiền trên thị trường phục hồi. Theo Peter Schiff của quĩ quản lí Euro Pacific, đợt tăng giá 179% trong năm nay có thể sẽ sớm giảm trở lại.
Giá bitcoin hôm nay tăng lên trong lúc nhiều đồng tiền trên thị trường phục hồi.
Chỉ số giá bitcoin hôm nay (3/6) (nguồn: CoinDesk)
Giá bitcoin hôm nay ghi nhận vào thời điểm 5h45 ở mức 8.713,57 USD, tăng 1,37% so với 24 giờ trước.
Trên thị trường, có 66/100 đồng tiền kĩ thuật số hàng đầu theo giá trị thị trường có giá tăng so với 24 giờ trước. Trong đó, mức tăng cao nhất thuộc về Maximine Coin, thêm 29,38% giá trị.
Toàn cảnh thị trường tiền kĩ thuật số hôm nay (3/6) (Nguồn: Coin360.com)
Trong top 10, 8/10 đồng tiền tăng giá trong 24 giờ qua.
Nhóm 10 đồng tiền kĩ thuật số hàng đầu theo giá trị thị trường hôm nay (3/6) (nguồn: CoinMarketCap)
Ethereum tăng 0,52% lên 268,74 USD. Ripple tăng 2,53% lên 0,4437USD.
Bitcoin cash tăng nhẹ 0,76% trong ngày, lên 442,85 USD.
Eos là một trong 2 đồng giảm giá trong top 10 hôm nay, mất 5,53% so với 24 giờ trước, ghi nhận ở mức 114,32 USD.
Litecoin không có nhiều biến động với mức tăng 0,80% lên 114,32 USD.
Binance coin tăng nhẹ 0,78%, xác nhận ở mức giá 33,10 USD.
Bitcoin SV tiếp tục di chuyển ngang trong cuối tuần. Trong 24 giờ qua, BSV giảm 0,42%, còn 189,60 USD.
Tether hôm nay gần như không đổi và ổn định ở mức giá 1,00 USD.
Stellar tăng 2,05% trong 24 giờ qua, lên 0,1383 USD.
Tổng giá trị thị trường tiền kĩ thuật số ghi nhận vào thời điểm 5h42 theo CoinMarketCap ở mức 276,20 tỉ USD, tăng 3,81 tỉ USD với 24 giờ trước.
Tổng giá trị thị trường và khối lượng giao dịch tiền kĩ thuật số hôm nay (3/6) (nguồn: CoinMarketCap)
Khối lượng giao dịch 24 giờ trên thị trường ghi nhận ở mức 70,76 USD, thấp hơn 10,95% so với ngày 2/6. Khối lượng giao dịch giảm trong lúc thị trường tăng nhẹ cho thấy sự bất ổn trong xu hướng tăng.
Bitcoin sẽ sớm giảm trở lại, theo Peter Schiff
Theo Peter Schiff của quĩ quản lí Euro Pacific, đợt tăng giá 179% trong năm nay có thể sẽ sớm giảm trở lại.
Nhà môi giới chứng khoán này nói bitcoin vẫn chưa phục hồi từ tâm lí giảm giá trong năm 2018, khi đó giá giảm từ 20.000 USD xuống 3.200 USD chỉ trong 11 tháng. Ông nói thêm mỗi xu hướng giảm trên thị trường đều có những đợt tăng giá giả nhằm “lôi kéo” những người tăng giá. Schiff nhận định đợt tăng giá này cũng như vậy.
“Rất nhiều người bị dính vào màn tăng và đổ nát này bởi vì họ nghe về những câu chuyện đứa trẻ dùng tiền để dành của mình mua bitcoin và mua được chiếc Lambo… Sẽ sớm thôi, rồi có những câu chuyện người ta mất hết tiền để dành trong đời bởi vì đặt tiền thật thay vì tiền đồ chơi vào trong bitcoin”.
Schiff khẳng định thị trường bitcoin có tâm lí mua vào giả bởi vì tiền kĩ thuật số không đóng vai trò của đồng tiền hay nơi lưu trữ giá trị. Ông không đồng ý việc bitcoin sẽ đóng vai trò nơi trú ẩn an toàn trong lúc có khủng hoảng tiền tệ, khi các ngân hàng trung ương và nhà đầu tư cá nhân vẫn thích vàng hơn vì giá trị lịch sử của nó trong vai trò tiền tệ hàng ngàn năm qua.
“Các ngân hàng trung ương sẽ mua vàng, họ sẽ không mua bitcoin bởi vì vàng là tiền tệ”, theo Schiff.
Kì vọng giá bitcoin trong dài hạn (ảnh: CoinTelegraph)
Kì vọng khi mua bitcoin và vàng
Trong cuộc tranh luận này, Barry Silbert, CEO và sáng lập của Greyscale Investment, phản bác khẳng định những tính chất của vàng có trong bitcoin, và đưa ra sự phát triển căn bản của tiền kĩ thuật số. “Hàng ngàn công ty mở ra trong 5 năm qua, tạo ra hàng chục ngàn công việc. Có những đổi mới thật sự đang xảy ra, và tôi khẳng định chúng sẽ đưa giá bitcoin cao hơn. Giá vàng chỉ tăng khi những chuyện tồi tệ xảy ra”.
Schiff lại tin điều ngược lại. Bitcoin không so với vàng kim loại được. Ông cho rằng mọi người mua bitcoin kì vọng vào tỉ suất lợi nhuận khủng. Trong khi đối với vàng, mọi người mua bởi vì sợ đồng tiền quốc gia mất giá.
“Chúng ta đang ở trong bong bóng lớn nhất mà các ngân hàng trung ương từng thổi”, ông nói. “Và khi nó nổ, khủng hoảng kinh tế 2008 sẽ xuất hiện như chuyến đi picnic của trường vào ngày Chủ Nhật. Sau đó, mọi người sẽ thấy tại sao vàng quan trọng”.
Theo: Kinh tế & Tiêu dùng