Vào ngày 6.4 vừa qua, đồng Monero đã bí mật hard fork và sinh ra bốn coin dựa trên Blockchain Monero. Tuy nhiên, cả bốn đều tự nhận mình là Monero nguyên bản.
“Nỗi sợ ASIC” đã tạo nên bốn dự án Monero riêng biệt
Monero là một network Blockchain public được tạo ra vào tháng 4.2014. Không giống như Litecoin và nhiều Altcoin khác, XMR không phải là bản sao của mã nguồn gốc Bitcoin ban đầu. Monero được xây dựng bằng cách sử dụng giao thức Cryptonote. Tuy nhiên, gần đây, Bitmain Technologies đã tung ra bộ đào ASIC mới giải được thuật toán CryptoNight.
Trong tình huống này, các nhà phát triển Monero và cộng đồng đã quyết định tốt nhất là hard fork để “trung hoà” mối đe doạ mà ASIC gây ra. Theo đó, Monero cũng có kế hoạch nâng cấp lên phiên bản 12 codebase, thay đổi các nguyên tắc đồng thuận làm cho Cryptonight PoW an toàn hơn so với công nghệ ASIC. Phần lớn cộng đồng Monero không ủng hộ ý tưởng trên. Và cuố i cùng, do bất đồng thuận, sau hard fork, bốn dự án dựa vào mã nguồn Monero bản gốc 11 được sinh ra.
4 coin của Monero đều tự cho mình là nguyên bản
Hai trong số bốn coin tự gọi mình là “Monero Classic”. Trong đó, một thuộc thuộc sở hữu của đội ngũ từ Singapore. Một còn lại là từ nhà phát triển khác có tên ‘PZ’. Cả hai dự án này đều cho việc thay đổi PoW của Monero không phải là một quyết định đúng đắn. Và hai nhà lãnh đạo dự án nghĩ họ nên giữ nguyên codebase gốc.
Trong trường hợp đầu tiên (Monero Singapore), các nhà phát triển không muốn thay đổi thuật toán. Họ sợ nó sẽ càng khiến tình trạng tập trung hoá quyền lực trở nên nghiêm trọng hơn. Monero Classic thậm chí còn “mạnh miệng” rằng 80% năng lực mining của network trong tương lai sẽ về mình. Tuy nhiên, theo thời gian mới biết ai là vua, ai là tôm tép.
Mặt khác, nhà phát triển PZ (một nhà truyền giáo Bitcoin từ sớm và là người xây dựng hệ sinh thái Blockchain) cho rằng “sự xuất hiện của máy móc mining chuyên dụng cho cryptocurrency là một hiện tượng kinh tế thị trường bình thường”. Tuy nhiên, PZ cũng đồng tình với quan điểm của đội ngũ Singapore. Ông cũng không nghĩ thuật toán cần phải thay đổi bất kỳ điều gì.
Cụ thể:
“Chúng tôi tin rằng hai ý tưởng, một là “đi theo ASIC” và hai là “chống lại ASIC” đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Do đó, cả hai nên có cơ hội công bằng cùng phát triển. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để duy trì hệ thống Monero trước khi thay đổi thuật toán này.”
Tất cả chỉ là Trojan Horse được thiết kế để giảm hiệu quả của PoW?
( *Trojan horse, tiếng Anh của Ngựa Troia, là một loại phần mềm ác tính. Không giống như virus, nó không có chức năng tự sao chép nhưng lại có chức năng hủy hoại tương tự virus.)
Không có nhiều thông tin về Monero Original hay những người đứng đằng sau. Dự án có một GitHub, và nó đã gửi thông cáo báo chí đến một số outlets.
Thông cáo này không có nhiều thông tin, nhưng bao gồm một tuyên bố từ “nhà phát triển chính của đội Monero Original”:
“Monero luôn luôn tôn trọng quyền tự do lựa chọn. Về sự đa dạng và về một cộng đồng mạnh mẽ đằng sau. Chúng tôi cung cấp cho người hâm mộ Monero khả năng hỗ trợ iconic coin và ở lại với chain gốc. Đội ngũ Monero Original là ứng cử viên cho sự đa dạng, một dấu hiệu hợp lý của sự tiến hóa. Chúng tôi rất vui khi thấy đồng coin yêu thích của mình trưởng thành. Và thậm chí còn vui mừng hơn nữa khi chung tay giúp sức giữ vững sự đa dạng này.”
Một phát ngôn giấu tên của Monero 0 đã xác định đội ngũ này là một trong những “user quan tâm” và “những người tối đa hóa Proof-of-Work”. Vài người trong đó cũng hoạt động trong lĩnh vực mining.
Trên trang web của dự án, Monero 0 viết:
“Chúng tôi nhận thấy chiến lược tiếp tục hard fork của những dự án Monero không còn là một chiến lược ổn định hay đúng đắn nữa. Chúng tôi tin Proof of Work của Satoshi là cơ chế duy nhất cho sự đồng thuận phân quyền. Cái gọi là “nâng cấp network” được ủy nhiệm chính bởi Dự án Monero là một Trojan Horse. Nó được thiết kế để gây nguy hại cho hiệu suất của PoW trong network Monero. Monero 0 không phải là một fork mà chính là Monero gốc.”
Phát ngôn viên nói thêm Monero là “một dự án NVDA”, “proof of fork” không phải là phương pháp đồng thuận”, và “Bitmain đang cố gắng tiêu diệt Monero” – nhưng không giải thích thêm gì.
Những bản for này có thể không ổn định và tồn tại được
Cho đến nay, dường như cả Blockchain mới và Blockchain pre-hard fork Monero đều đang chạy. Dù cả hai đều được hỗ trợ ít hash power hơn so với trước khi fork. Điều này đồng nghĩa là các block được tìm thấy chậm hơn, đặc biệt là trên Blockchain Monero. Nhưng tình trạng này có thể sẽ ổn định trong vòng vài ngày.
Giả sử có ít nhất một trong bốn dự án mới thành công trong việc giữ vững tốc độ của Blockchain Monero. Điều này có thể dẫn đến một số biến chứng. Thứ nhất, hard fork Monero không thực hiện replay protection. Điều này có nghĩa user gửi XMR trên Blockchain Monero mới có thể vô tình gửi coin tương đương trên Blockchain pre-hard fork và ngược lại.
Tuy nhiên, nhờ những thay đổi khác trong giao thức Monero mới. Nguy cơ này có vẻ ít đối với user Blockchain pre-hard fork. Các giao dịch mặc định mà họ thực hiện sẽ bị coi là không hợp lệ trên giao thức Monero mới. Nhưng user của Blockchain Monero mới không có may mắn đó. Nếu muốn giữ coin pre-hard fork, họ nên chuyển những coin này trước khi họ chuyển XMR. Và làm như vậy với ring-size mặc định là 5 (hoặc 6).
Theo thời gian, replay attack sẽ ít có khả năng hơn, ngay cả đối với những user không di chuyển coin. Điều này là do yêu cầu Monero trộn lẫn coin, và tỷ lệ user sẽ trộn coin của mình với các coin chỉ có giá trị trên một chain sẽ tăng lên. Làm như vậy sẽ khiến toàn bộ giao dịch không hợp lệ trên một trong hai chain.
Một vấn đề lớn hơn là việc di chuyển coin trên cả hai Blockchain làm tiết lộ coin được kiểm soát bởi cùng một user. Điều này trái ngược với giá trị cốt lõi của Monero về tính riêng tư và khả năng thay thế. Vì vậy, bất cứ ai sử dụng Monero vì lý do riêng tư thì tốt nhất nên hoàn toàn chọn một chain và bỏ qua các chain khác.
Ngay cả những user không sử dụng cả hai chain đều có thể bị giảm bớt sự riêng tư. Nếu họ trộn coin với những user tiết lộ coin họ đang sở hữu thì cũng có thể làm giảm danh tính ẩn danh của những user khác. Tuy nhiên, rủi ro này thuường được bù đắp trong giao thức Monero mới bằng cách tăng ring-size cho các giao dịch.
Hiện tại, vẫn chưa rõ liệu những bản fork này có thể tồn tại được bao lâu. Điều này cần được quyết định phần nào bởi sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp cơ sở hạ tầng cryptocurrency. Một vài coin trong số 4 bản fork của Monero cho biết họ đã nhận được sự ủng hộ từ các sàn giao dịch và mining pool. Tuy nhiên, năm ngoái, một loạt phiên bản fork Bitcoin cũng chào đời và bị mất tích chỉ sau vài tuần hoạt động. Nhiều snapshot BTC không có Blockchain làm việc, nhà phát triển là không tồn tại, và network trông giống như một thành phố ma.
Theo News.bitcoin