Để được đưa lên 1 sàn giao dịch tiền thuật toán có tên tuổi thì chi phí có thể khoảng 1 – 3 triệu đô la (tương đương 23 – 70 tỷ VND). Mức 1 – 3 triệu đô là là tùy theo mức độ thanh khoản. Thanh khoản càng cao, số tiền càng lớn. Điều tra của Business Insider còn cho thấy con số lên đến 3.5 triệu đô la (tương đương hơn 85 tỷ VND)
So sánh với chi phí đăng ký và tham gia của sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ, việc niêm yết lên đây với số lượng lên đến 15 triệu cổ phiếu chỉ tốn 55.000 đô la (1.3 tỷ VND) và phí duy trì hàng năm cũng như vậy.
Việc đưa token lên sàn như là một động thái thu hút thêm người mua, vì họ thấy có thể mua bán token dễ dàng hơn. Điều này phần nào phản ánh sự thành công của 1 ICO nào đó.
Với phí lên sàn cao như vậy, các startup trong lĩnh vực blockchain thường phải thu hút quỹ nhiều hơn cho dự án của họ. Điều này khiến nhiều công ty phải kiếm được số quỹ gấp 10 lần so với một công ty truyền thống.
Trong năm nay, các startup trong lĩnh vực blockchain đã gọi được 3 tỷ đô la vốn, vượt trội hơn hẳn chỉ 270 triệu đô la của các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Phí niêm yết cao đã khiến các sàn giao dịch tiền thuật toán có được siêu lợi nhuận. Năm 2017, sàn Coinbase thông báo kiếm được lợi nhuận 1 tỷ đô la, còn Binance là 200 triệu đô la. Các nhà tư vấn cho các giao dịch này cũng có phần, kiếm được khoảng 5% trong tổng số.
Hiện nay, hơn 98% giao dịch tiền thuật toán tập trung vào các mạng lưới gaio dịch tập trung như Binance, Bitfinex, Okex và Upbit. Nhưng có 1 hi vọng rằng các sàn phi tập trung như Bisq sẽ cung cấp các dịch vụ tương tự nhưng có phí rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, các sàn này chỉ mới ở giai đoạn phát triển đầu tiên.
Vì vậy, đừng hi vọng phí niêm yết khổng lồ kia sẽ sớm biến mất.