Site icon

Cách để bạn phục hồi phần nào các khoản lỗ gây ra cho bạn khi đầu tư tiền điện tử trong năm qua

Thị trường tiền điện tử, không giống như bất kỳ thị trường nào khác trên thế giới – rất biến động. Và các nhà đầu tư tham gia vào thị trường (lúc này hay lúc khác) luôn phải đối mặt với những tổn thất lớn. Lý do cho những tổn thất này có thể đến từ nhiều mặt. Tuy nhiên, về bản chất, tất cả đều giống nhau – mất tiền.

 

Trong thị trường tiền điện tử, các trader luôn luôn có nguy cơ phải gánh chịu những tổn thất từ bất kỳ lý do nào, bất kỳ điều gì, từ những thiếu sót về công nghệ đến sự đầu cơ gây ra biến động. Một trong những lý do chính tạo ra những khoản lỗ trong thị trường tiền điện tử là sự thiếu kỷ luật hoặc sự tự tin quá mức.

Để vượt qua được những thời khắc mất rất nhiều tiền là một thử thách hoàn toàn khác. Đó có thể là một trong những thời điểm thử thách nhất trong cuộc đời của một trader và đôi khi có những hậu quả thảm khốc xảy ra.

Nếu bạn là một người đang trải qua điều đó vào lúc này hoặc đã trải qua nó và đang hồi phục, thì dưới đây là một vài điều cần ghi nhớ.

Chậm lại

Bạn vừa mất một lượng lớn vốn giao dịch của mình trong một giao dịch tệ hại. Bạn đang quay cuồng với những hậu quả và bạn muốn kiếm đủ tiền thông qua các khoản đầu tư của mình để cân bằng khoản lỗ.

Mặc dù đây là khoảng thời gian rất kinh khủng, nhưng điều quan trọng là bạn phải biết giữ bình tĩnh vào lúc then chốt này. Bạn đã mất một phần của khoản đầu tư hoặc đã mất hết, đó là tất cả lý do để bạn phải đi chậm lại. Kiểm soát sự bốc đồng của bạn tại thời điểm này, đừng vội vàng thực hiện giao dịch bởi vì bạn có thể sẽ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hãy nhớ rằng mọi trader đều có những ngày tồi tệ và mọi người đều mất tiền trên thị trường tài chính. Nhưng không sao, nếu không bắt buộc, hãy ngừng giao dịch tại thời điểm đó. Hãy tính đến các khoản lỗ của bạn và không thực hiện thêm bất kỳ giao dịch nào trong ngày.

Chậm lại, dám đương đầu và hồi phục.

Chuyện đã rồi

Bạn có thể vừa có một ngày đáng để quên. Bạn đã đưa ra một số quyết định tồi tệ và thực hiện một số giao dịch đáng tiếc, nhưng đó không phải là dấu ‘chấm hết’. Bạn luôn có thể phục hồi những tổn thất vào một ngày khác.

Hãy đối mặt và chấp nhận những khoản lỗ. Xem xét mức độ ảnh hưởng từ chuyện đó đến cuộc sống của bạn và nếu đó là thiệt hại không thể khắc phục đối với tài chính của bạn; vậy thì bạn phải dừng lại và không tham gia thêm bất cứ giao dịch nào vào lúc này vì tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn với các giao dịch đầy cảm xúc và bạn có thể kết thúc tồi tệ hơn nhiều so với hiện tại.

Hãy nghỉ ngơi 

Khi đang phải đối mặt với một khoản lỗ lớn thì đừng giao dịch. Hãy nghỉ một vài ngày và không quan tâm đến thị trường. Làm một việc gì khác.

Đây là một trong những điều rất quan trọng để bạn có thể có được một số suy nghĩ sáng suốt, nhận ra được điều gì đã xảy ra và điều chỉnh lại các cảm xúc rối bời bên trong. Nghỉ giao dịch trong một vài ngày sẽ cho bạn thời gian để làm điều này.

Phân tích

Nếu bạn đang phải đối mặt với một khoản tổn thất lớn, rõ ràng có điều gì đó đã xảy ra. Chắc chắn bạn đã có thể tránh được toàn bộ tình huống kinh khủng này nếu bạn không làm một điều nào đó. Trong những trường hợp như vậy, hãy hít thở thật sâu, điều chỉnh cảm xúc để bình tĩnh trở lại và phân tích những gì đã diễn ra.

Xác định sai lầm của mình và chắc chắn rằng bạn đã ghi lại những sai lầm đó. Bằng cách làm như vậy, chắc chắn bạn sẽ không lặp lại sai lầm của mình và hiểu biết của bạn đối với thị trường sẽ được nâng cao hơn rất nhiều cho các giao dịch trong tương lai.

Bước này rất quan trọng đối với mọi trader ở bất kỳ thị trường nào. Bằng cách hiểu mình đã sai ở đâu, hiểu những hạn chế của mình – thứ đã khiến bạn đưa ra quyết định sai lầm – thì có thể đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ phạm phải điều đó thêm một lần nào nữa.

Đừng nghe theo đám đông

Một trong những lý do rõ ràng nhất cho sự thua lỗ trên thị trường là giao dịch theo hướng đầu cơ. Đang ‘lang thang’ trên internet và vô tình đọc được một bài viết về một trader kiếm được hàng triệu đồng mỗi giờ, phần bình luận bên dưới thì đầy rẫy lời tuyên bố là đã làm điều tương tự và đã thành công. Bạn đọc nó, rồi cố gắng làm theo như vậy.

Đây là một trong những sai lầm tồi tệ nhất mà một trader có thể mắc phải. Điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần nhớ là nó có thể đúng với một ai đó nhưng với bạn thì chưa chắc. Hãy thực hiện giao dịch dựa trên điểm mạnh, hạn chế và sở thích của chính mình.

Đừng nghe theo đám đông và nếu bạn đã từng như thế thì hãy cố gắng không làm điều đó thêm một lần nào nữa.

Giữ vững niềm tin

Có thể bạn đã mất rất nhiều tiền và cực kỳ không thành công, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn mất niềm tin vào kỹ năng trade của mình.

Mọi người đều phải trải qua thua lỗ với những ngày tồi tệ khi họ bước chân vào cuộc chơi mang tên ‘giao dịch’. Nhưng đừng để điều đó làm lung lay niềm tin của bạn. Khi bạn sẵn sàng giao dịch trở lại, đừng thực hiện giao dịch dựa trên nỗi sợ hãi của bạn và đừng để nỗi sợ đó thúc đẩy bạn. Mặc dù nên thận trọng một chút trong các giao dịch, nhưng bạn không cần phải quá thận trọng với chính mình chỉ vì bạn đã từng mất tiền.

Bắt đầu lại

Khi thời gian đến, khi bạn cảm thấy đã sẵn sàng trở lại, hãy bắt tay vào việc giao dịch. Tại thời điểm này, bạn đã nhận biết được tất cả. Bạn biết điều gì đã xảy ra, điều gì đã gây ra những tổn thất cho bạn, tại sao bạn mất tiền và làm thế nào để không rơi vào tình huống đó.

Việc sợ giao dịch trở lại là điều rất bình thường, nhưng không có nghĩa là bạn để nó kìm hãm bạn. Hãy ngẩng cao đầu và bắt đầu lại. Thực hiện các giao dịch nhỏ và xây dựng sự tự tin của bạn lại một lần nữa.

Bắt đầu với các giao dịch nhỏ, thực hiện từng bước một cho đến khi bạn tìm thấy con đường riêng của mình một lần nữa. Hãy nhớ rằng thua lỗ và lợi nhuận là một phần của thị trường tiền điện tử và mọi trader thành công đều từng trải qua nhiều sự thất bại.

Kết luận

Mất tiền nhưng vẫn có thể kiếm lại được tiền, đó là điều rất bình thường trong cuộc sống. Thị trường tiền điện tử đòi hỏi khắt khe và không phải ai cũng đủ may mắn để kiếm được lợi nhuận vào mọi lúc. Phải biết giữ bình tĩnh khi chuyện đã xảy ra để tìm cách giải quyết vấn đề.

Những khoản lỗ => Chậm lại => Dám đối mặt => Dám chấp nhận => Nghỉ ngơi => Phân tích => Không nghe theo đám đông => Giữ vững niềm tin => Giao dịch trở lại.

 

Theo: Kenhdaututienao.com/Hackernoon

Exit mobile version