Site icon

Các thuật ngữ thường gặp trong thị trường tiền điện tử, nếu bạn là một người mới tìm hiểu thì nên biết

Nếu bạn là một người tìm hiểu về Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử (tiền ảo hay tiền kỹ thuật số) nói chung thì hẳn đã từng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các thuật ngữ, khái niệm chuyên ngành. Bao giờ cũng vậy, khi học về bất cứ lĩnh vực gì chúng ta cũng nên đi từ cơ bản đến nâng cao, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được các khái niệm, thuật ngữ thường gặp khi đọc các tài liệu về tiền ảo Bitcoin và lĩnh vực tiền điện tử.

Các thuật ngữ thường gặp trong thị trường tiền điện tử:

1. Bitcoin

Mình tin rằng trên 90% mọi người vẫn đang nhầm lẫn giữa “Bitcoin” và “bitcoins”. “Bitcoin” là một hệ thống thanh toán điện tử, còn “bitcoins” là đơn vị tiền tệ trong hệ thống đó. Là loại tiền kỹ thuật số, sử dụng cộng nghệ peer-to-peer để tạo điều kiện cho các thanh toán.

Số lượng bitcoins được tạo ra là “hữu hạn”, chỉ có tối đa 21 triệu BTC, điều này đảm bảo giá trị của nó không bị giảm dần theo thời gian. Người dùng lưu trữ bitcoins bằng những chiếc ví điện tử, và các giao dịch được xác thực bằng chữ ký điện tử.

2. BTC

BTC là ký hiệu bitcoin ngoài ra bitcoin còn có các ký hiệu khác như XBT, ₿

3. Address (địa chỉ /ví bitcoin)

Tương tự như địa chỉ email, địa chỉ bitcoin (hay còn gọi là ví bitcoin) là một chuỗi ký tự được tự do tạo ra từ 27 đến 34 ký tự, được dùng để nhận và gửi bitcoin.

4. Blockchain (chuỗi khối)

Blockchain là một hệ thống có các mắt xích là các khối được lưu trữ công khai trên mạng theo thứ tự thời gian hay còn gọi là “sổ cái”. Hệ thống này được chi sẻ giữa tất cả người dùng bitcoin. Chuỗi các khối được sử dụng để kiểm chứng các giao dịch và chống double-spending ( chi tiêu 2 lần cùng 1 số tiền).

5. Satoshi

Satoshi là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất của Bitcoin, 1 BTC tương đương 100,000,000 Satoshi. Đơn vị này được đặt theo tên của người sáng lập Bitcoin.

6. Satoshi Nakamoto

Satoshi Nakamoto là người sáng lập ra Bitcoin vào năm 2009. Cái tên satoshi nakamoto chỉ là một biệt danh của một người hoặc một nhóm người dấu tên, hiện nay vẫn chưa xác định rõ được danh tính của nhà sáng lập ra đồng tiền ảo bitcoin.

7. Wallet

Ví tiền điện tử dùng để lữ trữ các đồng tiền điện tử, có thể là một chương trình được download và install vào máy tính của bạn hoặc 1 ứng dụng (app) cài trên smartphone và cũng có thể là ví online của một bên thứ 3 uy tín như Coinbase hay Blockchain.info

8. Cryptocurrency

Cryptocurrency là từ ghép giữa crypto và currency. Nếu hiểu theo đúng nghĩa currency là “tiền” và crypto là “mật mã” thì cryptocurrency có thể được dịch là “tiền mật mã”, tuy nhiên khái niệm này thường được dùng chỉ cả tiền điện tử, tiền ảo, tiền kỹ thuật số.

9. Altcoin

Thuật ngữ Altcoin dùng để chỉ những đồng coin “thay thế Bitcoin”. Bitcoin được xem là đồng tiền ảo đầu tiên trên thế giới, các coin ra đời sau đó hầu hết đều được xây dựng dự trên nền tảng của Bitcoin và cải tiến hơn, khắc phục những khuyết điểm mà Bitcoin gặp phải. Altcoin hay cách viết đầy đủ là Alternate Coins.

10. Block (khối dữ liệu)

Dữ liệu được lưu vĩnh viễn trên mạng lưới Bitcoin nhờ vào những khối đữ liệu (Block). Một khối chứa những thông tin giao dịch mà những khối trước đó chưa được lưu trữ. Các khối được liên kết với nhau dưới dạng chuỗi. Cứ trung bình mỗi 10 phút, sẽ có một khối mới được kiểm chứng, chứa những giao dịch gần nhất. Mỗi khối được kiểm chứng sẽ khẳng định thêm sự tồn tại của khối trước.

11. Cryptography

Cryptography là một nhánh toán học nghiên cứu về các phương pháp toán học trong bảo mật cao cấp. Các lĩnh vực ngân hàng và thương mại điện tử đã và đang ứng dụng cryptography. Trong lĩnh vực bitcoin, cryptography được ứng dụng để xử lý các giao dịch giữa các ví điện tử. Nó còn được dùng để mã hóa ví điện tử bằng mật khẩu.

12. Exchange (sàn giao dịch)

Exchange hay sàn giao dịch là nơi người dùng đặt lệnh mua và bán các đồng tiền ảo Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple,..ra các đồng tiền khác (như USD hay VND).

13. Mining (đào coin)

Mining hay đào coin là hành động sử dụng sức mạnh của máy tính để giải các bài toán bảo mật trên mạng lưới bitcoin. Cứ mỗi một block được giải, bạn sẽ nhận được phần thưởng một số coin và một lệ phí nhỏ của những giao dịch coin trong block đó. Hiện này phổ biến nhất vẫn là đào Bitcoin và Ethereum.

14. Fiat Currency

Fiat currency là loại tiền được chính phủ công nhận nhưng không được bảo chứng bằng giá trị vật chất (như vàng, bạc).

15. Private Key

Private Key hay chìa khóa bí mật là một dạng dữ liệu bí mật được dùng để sử dụng số bitcoin cho một ví nào nào. Bạn có thể hình dung nó như là mật khẩu để sử dụng ví bitcoin.

16. Public Key

Public key (chìa khóa công khai) là một dạng dữ liệu được công khai. Trong trường hợp này, public key chính là bitcoin – address.

17. Hash Function

Hash hay còn gọi là hàm băm là một thuật toán máy tính sẽ sản sinh ra một kết quả cố định dựa trên một dữ liệu nào đó. Sẽ rất khó và gần như không thể dịch ngược từ kết quả ra dữ liệu ban đầu.

18. QR Code

QR code là một dữ liệu được thể hiện dưới dạng một hình 2 chiều. Các máy quét có thể dễ dàng dịch hình ảnh này ra dạng dữ liệu.Người ta thường thể hiện địa chỉ bitcoin dưới dạng QRcode để các thiết bị cầm tay như smart phone quét. Nếu bạn từng sử dụng các sàn giao dịch coin để bảo mật 2FA thường sẽ phải sử dụng cái này.

19. Reward (phần thưởng)

Cứ mỗi block được giải, tổ chức hoặc cá nhân giải sẽ được thưởng một phần bitcoin và toàn bộ các phí của giao dịch trong block đó. Hiện tại phần thưởng là 25 bitcoins, con số này sẽ bị giảm một nửa cứ mỗi 210,000 blocks.

20. Hash rate

Hash reta mô tả tốc độ, sức mạnh tính toán của mạng lưới Bitcoin. Ví dụ: Hash rate = 10 Th/s = 10 ức (trillion) phép tính một giây.

21. Signature (Chữ ký)

Giống như khi bạn ký tên vào một tờ check (người Việt đọc là séc) nào đó để gửi cho người khác để chứng minh cái check này là từ bạn gửi vì đó là chữ ký của bạn, thì Bitcoin cũng có một chế độ hoạt động tương tự: Khi bạn gửi bitcoin cho một người khác thì chương trình sẽ tự động tạo ra một chữ ký với private key của bạn, transaction này sau đó sẽ được khai báo lên mạng lưới, những thành viên trong mạng lưới sẽ kiểm tra xem cái chữ ký này có phải đúng thật là của bạn hay không với public key của bạn.

22. Halving

Cứ mỗi 210,000 blocks, giải thưởng cho việc đào được một block bitcoins mới sẽ giảm một nửa. Nhờ đó, tổng lượng bitcoins có thể sinh ra là có giới hạn (21 triệu BTC).

23. KYC

KYC là viết tắt của Know Your Customer là một nguyên tắc phải biết rõ khách hàng. Nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải nắm rõ thông tin về người mình đang giao dịch để đảm bảo giao dịch là hợp pháp.

24. SEPA

Một Khu vực thanh toán Châu Âu. SEPA được thiết kế như là một thỏa thuận hội nhập về thanh toán của Liên minh Châu Âu, giúp dễ dàng chuyển tiền giữa các quốc gia bằng đồng Euro.

25. Transaction Block

Biên dịch các giao dịch bitcoin được thu thập thành một khối, sau đó băm và thêm vào blockchain.

26. Transaction FEE

Phí dịch vụ nhỏ được thêm vào một số giao dịch. Khoản phí này được trả cho người khai thác làm tích luỹ khối chứa giao dịch.

27. Volatility

Độ biến động của thị trường phản ánh sự đo lường, sự biến động giá trong một khoảng thời gian cho một tài sản tài chính được giao dịch, bao gồm bitcoin.

28. PSP

Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. PSP hoạt động như các đại lý bitcoin cho các thương gia chấp nhận thanh toán trực tuyến.

Theo: Kenhdaututienao.com

 

Exit mobile version