Site icon

Các nước bắt đầu tuyên bố đưa Bitcoin vào khuôn khổ, nhà đầu tư hãy chuẩn bị tâm lý

Những gì bạn biết xung quanh đồng tiền mã hóa đã đủ cứng cáp trước khi có sự dính líu từ chính phủ. Nhưng giờ đây, các nhà cầm quyền trên khắp thế giới đang soạn thảo các quy định mới về mọi thứ từ sàn giao dịch đến ICO (initial coin offerings), xây dựng khung pháp lý dần trở thành một nhiệm vụ khó khăn khi phải tìm ra liệu token lạ nào có thể biến thành Bitcoin tiếp theo.

 

Những quy định có thể thay đổi theo từng quốc gia, do thiếu sự phối hợp toàn cầu giữa các nhà cầm quyền. Và mặc dù có thể thay đổi sau khi các lãnh đạo tài chính thảo luận về tài sản kỹ thuật số tại cuộc họp G20 ở Buenos Aires tuần này, nhưng trong thời gian này có rất nhiều ý kiến ​​về cách tốt nhất để điều chỉnh không gian crypto. Dưới đây là một tóm tắt về những động thái các quốc gia lớn hiện nay đối với tiền mã hóa.

Châu Á 

Hầu hết các giao dịch tiền mã hóa của thế giới diễn ra tại khu vực có hiểu biết về công nghệ này, với Nhật Bản đóng vai trò chi phối sau khi họ ra mắt một hệ thống cấp phép đối với các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số vào năm ngoái.

Tại Hồng Kông, các nhà chức trách đã áp dụng một phương pháp theo kiểu không nhúng tay vào thì hơn, đồng thời cảnh báo về những nền tảng crypto để ngưng chặn việc giao dịch bất cứ thứ gì có tiêu chuẩn như một chứng khoán mà không được cấp phép.

Phó thủ tướng của Singapore đã gọi tiền mã hóa là một “thí nghiệm”, thêm nữa ông cho rằng đây không phải là một trường hợp tiêu cực để cấm giao dịch.

Các nhà chức trách Đài Loan đang áp dụng cách tiếp cận “chờ và đợi”, trong khi Philippines dự định sẽ đưa ra các quy định đối với ICO vào cuối năm nay.

Trung Quốc, một lần nữa trở thành trung tâm toàn cầu về giao dịch tiền mã hóa, hiện đang dẫn thế giới “đi xuống”. Quốc gia này đã ban bố lệnh cấm các sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số và ICO, chặn truy cập trực tuyến vào các sàn giao dịch ở nước ngoài và cắt điện nhằm hạn chế hoạt động đào Bitcoin.

Hàn Quốc, vốn đã trở thành một nơi an toàn của hoạt động tiền mã hóa vào năm ngoái, cũng đang thắt chặt giám sát nhằm kiểm soát hoạt động trên một bộ quy tắc toàn diện, mặc dù quốc gia này đã cho phép các sàn giao dịch tiếp tục hoạt động đến bây giờ.

Tại Ấn Độ, nơi đón nhận “cơn sốt tiền mã hóa” tương đối dịu êm, chính phủ đã nói rằng họ không xem tiền kỹ thuật số là tài sản hợp pháp và sẽ có biện pháp nhằm hạn chế sử dụng chúng.

Châu Mỹ 

Hầu hết hoạt động giao dịch tiền mã hóa tại Hoa Kỳ diễn ra trong một khu vực màu xám hợp pháp, một điểm được đánh dấu bởi hai cơ quan giám sát thị trường hàng đầu quốc gia trong tuyên bố với Quốc hội vào tháng Hai. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) đã và đang nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả mọi thứ từ ICO đến các quỹ phòng hộ tiền mã hóa và các địa điểm giao dịch.

Tại Canada, các nhà chức trách đã nói rằng ICO có thể được coi là chứng khoán và các sản phẩm liên quan đến tiền mã hóa nên được cho là có nguy cơ cao. Đồng thời, thị trường chứng khoán của đất nước này đã trở thành điểm đến phổ biến cho các cổ phiếu liên quan đến tiền mã hóa và các quỹ giao dịch.

Cơ quan quản lý thị trường của Brazil, trong khi đó, đã cấm các quỹ đầu tư vào tiền mã hóa vì chúng không được phân loại là tài sản tài chính.

Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi 

Ủy ban Châu Âu vẫn đang xem xét khuôn khổ pháp lý của khối EU đối với tiền mã hóa. Cơ quan Chứng khoán và Thị trường Châu Âu (European Securities and Markets Authority), nơi điều phối các tiêu chuẩn giữa các quốc gia thành viên, đã đề xuất các hạn chế đối với các công cụ phát sinh gắn với tiền tệ ảo cho các nhà đầu tư bán lẻ và cũng đánh giá các quy định MiFID II mới của EU áp dụng như thế nào đối với tài sản kỹ thuật số. Một quy định đã được đưa ra: các nền tảng trao đổi tiền tệ ảo với tiền thông thường sẽ sớm phải xác minh danh tính khách hàng.

Ở cấp quốc gia, Đức đã hạn chế các địa điểm giao dịch không được phép cung cấp các dịch vụ môi giới và các cơ quan chức năng Pháp cho biết, các nền tảng trực tuyến cho các công cụ phái sinh crypto phải đối mặt khó khăn với những báo cáo và tiêu chuẩn kinh doanh.

Tại U.K., một uỷ ban nghị viện đang xem xét làm thế nào để khống chế tiền tệ kỹ thuật số.

Bộ Tài chính Nga đã công bố dự thảo luật vào tháng 01 rằng có thể cấm thanh toán bằng tiền mã hóa trong khi cho phép ICO và trao đổi các loại tiền tệ số thành loại hình truyền thống. Để biến thành quy tắc dài hạn, Bộ có thể phải vượt qua sự phản đối từ ngân hàng trung ương của quốc gia.

Tại đây, hầu hết là một khu vực màu xám cho các quy định tiền mã hóa ở các nền kinh tế châu Phi lớn. Cơ quan điều tiết thị trường của Nam Phi không giám sát các loại tiền mã hóa hau sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số, mặc dù ngân hàng trung ương cho biết sẽ điều tra “khuôn khổ chính sách và chế độ quy định thích hợp”.

Tại Zimbabwe, nơi các đồng tiền số được trao đổi trên sàn giao dịch và dùng để thanh toán chuyển tiền, chính quyền tiền tệ đã cảnh báo về nguy cơ “rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế và gian lận”.

Đây cũng là một câu chuyện tương tự ở Kenya, một trong những quốc gia có tri thức về công nghệ cao nhất của Châu Phi. Ở đó, Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác đã trở nên phổ biến ngay cả khi các quan chức đã cảnh báo chống lại việc buôn bán chúng.

Ở Nigeria, thị trường tiền mã hóa không được quy định, nhưng ngân hàng trung ương đã so sánh giao dịch Bitcoin với cờ bạc cho biết có thể sẽ thay đổi.

 

Nguồn bloomberg

Exit mobile version