Site icon

Cá mập Trung Quốc trữ hơn 94.000 BTC đã bắt đầu chuyển lên sàn làm dấy lên lo ngại về một đợt bán tháo mới

Một “cá mập crypto châu Á” bí ẩn đã tích luỹ hơn 94.000 bitcoin trong nửa đầu năm 2018, và bây giờ họ đã bắt đầu chuyển chúng trở lại một trong những sàn giao dịch làm dấy lên lo ngại về một đợt bán tháo mới.

Dữ liệu Blockchain cho thấy địa chỉ bitcoin 1KAt6STtisWMMVo5XGdos9P7DBNNsFfjx7 tích lũy hơn 93.947 BTC – trị giá hơn 700 triệu USD – trong khoảng thời gian 02 tháng từ ngày 25 tháng 3 đến ngày 27 tháng 5.

Kể từ đó, chủ sở hữu ví đã giảm số dư của mình xuống còn 8.000 BTC. Họ gửi 4.000 BTC trực tiếp đến Huobi trong 02 giao dịch – mỗi giao dịch 2.000 BTC và gửi thêm một giao dịch khác trị giá 4.000 BTC trong cùng khoảng thời gian đó. Phần lớn số tiền đó sẽ được chuyển đến sàn Huobi sau khi di chuyển qua các địa chỉ khác nhau.

Ngay cả sau khi chuyển đi số lượng lớn BTC, địa chỉ này vẫn được xem là một trong 6 địa chỉ ví Bitcoin “giàu” nhất thế giới, với giá trị hiện tại vào khoảng 650 triệu USD.

Vậy địa chỉ này thuộc về ai? Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Hầu hết các địa chỉ Bitcoin lớn nhất thuộc về các sàn giao dịch crypto. Thật vậy, top 5 địa chỉ BTC lớn đều thuộc về Bitfinex, Binance, Bittrex, Huobi  Bitstamp. Các private key của họ thường được lưu trữ trong “ví lạnh”, an toàn hơn vì chúng không được kết nối với internet và do đó không có nguy cơ bị đánh cắp nếu hacker tấn công sàn giao dịch.

Nhiều địa chỉ trong số này cũng là địa chỉ P2SH, bắt đầu bằng ký hiệu số “3” và thường là các địa chỉ đa điểm, yêu cầu nhiều khóa để ký thanh toán trước khi có thể truy cập.

Tuy nhiên, không chắc rằng địa chỉ được đề cập có phải là của một sàn giao dịch mới nào đó hay không vì nó đã phát sinh giao dịch với một số sàn giao dịch khác nhau. Địa chỉ này cũng không phải là địa chỉ đa chữ ký, vì nó bắt đầu bằng ký hiệu số “1”.

Dữ liệu từ WalletExplorer cho thấy một phần đáng kể số tiền có nguồn gốc từ sàn giao dịch Huobi – có trụ sở tại Singapore và nền tảng ví HaoBTC – tại Trung Quốc. Điều này cho thấy chủ sở hữu ví là người châu Á hoặc ít nhất sử dụng dịch vụ của một nhà môi giới tại châu Á.

Tuy nhiên, BABI Finance có trụ sở tại Trung Quốc đã phát hiện ra rằng hầu hết nguồn tiền xuất hiện từ giao dịch bán buôn trên các nền tảng OTC – over the counter. Người mua và người bán quy mô lớn thường sử dụng nền tảng OTC để giữ giao dịch bên ngoài thị trường và ngăn chúng có ảnh hưởng quá nhiều đến thị trường toàn cầu, thường biến động dữ dội khi có các lệnh mua hoặc bán lớn xảy ra.

BABI trích dẫn một nguồn ẩn danh liên quan đến giao dịch OTC crypto, người đã cho rằng chiếc ví thuộc về một nhà môi giới ở Dubai được ủy quyền bởi một nhân vật bí ẩn – có thể là tổ chức tài chính nào đó. CCN đã không thể xác minh danh tính của nhân vật bí ẩn này.

Hiện ví đã bắt đầu chuyển tiền trở lại sàn giao dịch và điều này làm dấy lên câu hỏi, liệu chú cá mập này có đang chuẩn bị cho việc bán tháo hay không – hay đợt bán tháo đã diễn ra trong những ngày vừa qua?

 

Nguồn: Kenhdaututienao.com/CCN

Exit mobile version