Bitcoin đã có một cú nước rút ngoạn mục vào cuối năm 2013 và định nghĩa “bóng bóng 2013” trở thành một cái tên phổ biến. Tôi không nói là đúng hay sai khi gọi Bitcoin là bong bóng, nhưng tôi có thể nói với bạn đó là chu kì của thị trường
Giá Bitcoin vào 16/10/2013 là 150$, vào ngày 30/11/2013 là 1150$ và ngày 19/12/2013 là 560$. Chuyện gì vậy ?
Bitcoin đã có một cú nước rút ngoạn mục vào cuối năm 2013 và định nghĩa “bóng bóng 2013” trở thành một cái tên phổ biến. Tôi không nói là đúng hay sai khi gọi Bitcoin là bong bóng, nhưng tôi có thể nói với bạn đó là chu kì của thị trường. Sau năm 2013, Bitcoin giảm giá và có vẻ đó là một đợt điều chỉnh dài hạn. Một tháng sau đó, chúng tôi đã chịu một downtrend dài hạn cho đến tận tháng 10/2015.
Bitcoin đã phục hồi mạnh vào giữa năm 2016 khi vượt qua vùng giá 500-600$ và từ vùng giá này đi thẳng liên tục đến 20000$. Sau khi đạt đỉnh, Bitcoin chỉ mất 2 tháng để về lại mức 6000$ vào ngày 6/2/2018. Khi chúng tôi quan sát kỹ hơn về biểu đồ Bitcoin, khó có thể phủ nhận sự tương đồng giữa biểu đồ 2013 và biểu đồ 2017.
Chu kì thị trường là gì ?
Chúng ta đang nói về khoảng thời gian giữa 2 đỉnh hoặc 2 đáy liên tiếp của thị trường. Chúng ta sẽ cùng quan sát thị trường chứng khoán. Hình dưới đây thể hiện chu kì của thị trường chứng khoán kể từ “Đại suy thoái” năm 1929 cho tới nay.
Hay đáy nổi tiếng của thị trường chứng khoán Mỹ gần đây nhất là bong bóng dotcom vào năm 2000 và khủng hoảng tài chính Mỹ liên quan đến thị trường nhà đất vào năm 2008. Liệu NASDAQ sắp đạt đỉnh lần nữa ? Thời gian sẽ trả lời chúng ta. Như mọi người đã thấy “thị trường phi lên lầu rồi lại bấm thang máy đi xuống”, điều này là bình thường đối với các thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường Crypto.
Sự khác biệt giữa thị trường chứng khoán và Crypto là độ biến động. Trong khi biên độ giao động hàng ngày của NASDAQ chỉ khoảng 1-2%, thì Bitcoin-đồng tiền ảo ổn định nhất thị trường còn có thể bay 10% một ngày và điều này được coi là “bình thường”.
Karen Bennett một biên tập của trang cheatsheet.com đã tạo ra một biểu đồ thú vị thể hiện tâm lý của chu kì thị trường. Biểu đồ này miêu tả nhưng cảm xúc mà các nhà đầu tư trải qua khi thị trường biến động.
Cùng xem qua 13 giai đoạn của một chu kì thị trường:
Giai đoạn 1: Hope ( Hy Vọng) – Có khả năng phục hồi
Hy vọng là dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi sau giai đoạn “khủng hoảng về niềm tin”-giai đoạn 10. Thị trường thể hiện nhưng dấu hiện tích cực cho một đợt tăng trưởng mới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng. Rất ít tiền được đổ vào giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Optimism (Lạc quan) – Đà tăng này là thật
Lạc quan là giai đoạn mà giá tăng và nguồn vốn mới được đổ vào thị trường. Để tới được giai đoạn này thị trường đã duy trì được xu hướng tăng trong nhiều tháng. Thị trường có triển vọng tích cực, vì vậy đây là giai đoạn nhà đầu tư cảm thấy thoải mái nhất khi tham gia thị trường.
Giai đoạn 3: Belief (Tin tưởng) – Tất tay thôi
Thời gian trôi qua, lạc quan rồi cũng phải đến lúc đạt được sự tin tưởng. Giai đoạn tin tưởng thể hiện những dấu hiệu đầu tiên của “bull market”. Các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội mới trong thị trường.
Giai đoạn 4: Thrill ( hồi hộp ) – Vào full margin, kêu gọi mọi người mua vào
Ở giai đoạn này là kịch tính nhất, các nhà đầu tư mua vào một cách ngẫu hứng bởi vì họ tin thị trường chỉ có đi lên thôi, xuống là chuyện không thể. Mọi thứ đang chạy nước rút. Nếu sự phấn kích của bạn bị quá đà thì đây là dấu hiệu rõ ràng để bạn đóng vị thế và rút khỏi thị trường.
Giai đoạn 5: Euphoria ( phè phỡn) – Tao là thiên tài. Sắp trở thành tỉ phú con mẹ nó rồi
Điểm kết thúc của giai đoạn chạy nước rút là đây. Các nhà đầu tư đã không còn kiểm soát được cảm xúc nữa, không gì có thể ngăn chặn họ mua bây giờ nữa. Tất cả đều như đang trên mây, mọi thứ quá tốt đẹp. Họ tin rằng thị trường chỉ có một hướng duy nhất là đi lên thôi. Trong trận đánh lớn này, mọi người sẽ hô hào nhau lên tàu và “go to the moon”. Ở giai đoạn này, nhưng triệu phú, tỉ phú mới xuất hiện. Và cùng ở giai đoạn này “dòng tiền thông minh” sẽ chốt lời thông qua sự quan sát thị trường theo mẫu hình parabol.
Giai đoạn 6: Complacency ( Tự mãn ) – Ngồi chờ đợt tăng tiếp theo thôi
Tại giai đoạn này, “bull-run” ( tăng ) bị kìm hãm lại và mong đợi của mọi người không đạt được. Dấu hiệu đầu tiên của thị trường đảo chiều bắt đầu xuất hiện. Đây là một giai đoạn vô cùng nguy hiểm, đa số mọi người đều nghĩ giai đoạn này là giai đoạn điều chỉnh ngắn để chuẩn bị cho một đợt “bull-run” tiếp theo. Mọi người đều chủ quan và không hề chuẩn bị cho sự đảo chiều sắp diễn ra.
Giai đoạn 7: Anxiety ( Lo lắng ) – Tại sao mình lại bị margin call vậy. Má ! Nó xuống sâu hơn mình nghĩ
Cuối cùng, mọi người cũng nhận ra “bull-run” không thể diễn ra mãi được. Họ đứng nhìn thị trường đảo chiều mà bất bực, tiền không cánh mà bay. Nỗi sợ thua lỗ làm cho nhà đầu tư có độ trễ trong việc nhận ra thua lỗ và rồi nó làm họ càng thua lỗ thêm.
Giai đoạn 8: Denial ( Phủ nhận ) – Dự án này rất tiềm năng, rồi nó sẽ lên lại thôi. Từ nhà đầu cơ lướt sóng chuyển sang nhà đầu tư dài hạn
Tuy nhiên, giá trị khoản đầu tư của bạn ngày càng hao hụt dần và rất nhiều nhà đầu tư kiên quyết không chịu bán, họ hi vọng nó sẽ tăng trở lại. Họ tạo ra một cơ chế phòng thủ và tự thuyết phục mình rằng đây chỉ là thử thách của thị trường, dòng tiền của mình vẫn đúng đắn. Nhưng thị trường nó sẽ đi theo hướng của nó và bạn chằng thể làm gì khác.
Giai đoạn 9: Panic ( Hoảng sợ ) – Shit! Tất cả mọi người đều đang bán. Chạy ngay thôi trước khi mọi điều dần tội tệ hơn
Thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm và “bear market” trở nên rõ ràng hơn. Mọi người bắt đầu bán để cắt lỗ, họ sợ sẽ mất tất cả.
Giai đoạn 10: Capitulation ( Đầu hàng ) – Phải bán hết thôi, chịu không nổi nữa rồi
Niềm tin đã mất, giọt nước mắt cuốn kí ức chìm sâu. Tất cả đã quá muộn màng, sự sụt giảm đã hủy hoại niềm tin và sự hi vọng của nhà đầu tư. Nhà đầu tư bắt đầu bán tất cả để có thể giữ lại cho mình một chút gì đó còn sót lại.
Giai đoạn 11: Anger ( Giận dữ ) – Ai đã làm thị trường ra nông nỗi này, tại sao chính phủ lại để nó xảy ra
Giai đoạn này nhà đầu tư không thể chấp nhận sự thật và bắt đầu đổ lỗi.
Giai đoạn 12: Depression ( Chán nản ) – Tất cả mọi thứ đều mất. Mình thật là ngu dốt
Các nhà đầu tư thua lỗ bắt đầu chấp nhận sự thật, họ đánh mất hoàn toàn niềm tin và hi vọng vào thị trường. Đây là giai đoạn thị trường tạo đáy. Đây chính là nơi để sự ổn định và vững chắc được xây dựng lại một lần nữa. Dài đoạn này kéo dài trong một khoảng thời gian rất lâu.
Giai đoạn 13: Disbelief ( Mất niềm tin ) – Tao không tin vào đợt tăng này, tất cả chỉ là giả dối
Đây chính là giai đoạn khởi đầu cho một bước tăng trưởng mới của thị trường sau một thời gian suy tàn rất lâu. Giá bắt đầu có tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, mọi người đều không tin vào nó và cho rằng đợt tăng này sẽ sớm thất bại thôi.
Đây chính là 13 giai đoạn diễn ra trong một chu kì của thị trường. Không phải chu kì thị trường nào cũng tuân theo đúng chính xác như biểu đồ cũng như thời gian. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn hiểu thấu được tâm lý trong một chu kì của thị trường. Thị trường nào cũng phải trải qua chu kì. Thời gian và biên độ của chu kỳ phụ thuộc vào rủi ro. Tuy nhiên, chu kỳ thị trường rất khó để dự đoán, nhưng từ đó chúng ta biết được rằng thị trường không bao giờ đi lên mãi cũng như không giảm về con số 0.
Theo: Kenhdaututienao.com/Cryptopotato