Tin Tức  Xu Hướng Giá 

Bitcoin đã phá vỡ 7.500 đô la: Tại sao thị trường bò gần hơn chúng ta nghĩ? liệu mùa đông Crypto đã hết

Telegram: (Kênh Telegram ra kèo trade, kèo hold) --- (Nhóm thảo luận trên Telegram)

Giá Bitcoin hiện giao dịch khoảng 8.000 đô la, giảm hơn 20% trong 24 giờ qua nhưng đã tăng ấn tượng từ mức 6.850 đô la vào thứ 6, ngày 3/1. Điều này có nghĩa là giá Bitcoin vẫn được bò kiểm soát? Hay đây là chỉ là xu hướng tăng nhẹ cuối cùng trước khi giảm xuống mức thấp hơn?

Có phải sàn giao dịch đã thao túng giá Bitcoin?

Trader Keith Wareing đã nói rằng khoảng trống CME đang trở thành sự kiện giao dịch thường xuyên mỗi tuần. Chưa đầy 12 giờ sau khi phân tích được đưa ra, khoảng cách này đã được lấp đầy bởi mức giá chính xác là 7.265 đô la, trước khi xu hướng hiện tại được nối lại.

Trong lúc này, giá tiếp tục xu hướng giảm kéo dài 5 ngày cho đến khi chạm đáy khoảng 6.850 đô la vào ngày sinh nhật thứ 11 của Bitcoin Genesis Block.

Sau đó là giá tăng 7% mà nhiều người suy đoán phần lớn là do không kích không người lái của Hoa Kỳ đã giết chết một vị tướng hàng đầu của Iran. Đây hoàn toàn là điều vô lý nhất trader từng được nghe là “Nếu đất nước bị ném bom, điều cuối cùng tôi sẽ làm là mua Bitcoin”.

Tuy nhiên, một sự kiện khác đã xảy ra vào ngày 3/1. Sự kiện proof of keys có thể là nguyên nhân gây giảm giá trước đó và tăng giá đột ngột vào những ngày tiếp theo.

Trace Mayer từng là người ủng hộ Bitcoin trong một thời gian dài đã kêu gọi người dùng đòi lại chủ quyền tiền tệ của họ bằng cách di chuyển tất cả Bitcoin khỏi sàn giao dịch và kiểm soát khóa riêng tư.

bitcoin-gan-7-500-do-la-tai-sao-thi-truong-bo-gan-hon-chung-ta-nghi

Biểu đồ BTC/USD 1 giờ | Nguồn: TradingView

Tuy nhiên, khối lượng Bitcoin giao dịch trước ngày 3/1 thấp hơn đáng kể so với sau đó. Chúng ta đều biết rằng các sàn giao dịch dựa vào khối lượng Bitcoin để duy trì lợi nhuận và cách tốt nhất là lôi kéo trader gửi Bitcoin vào sàn hơn so với việc pump giá gần 10%.

Hơn nữa, về mặt kỹ thuật, các sàn giao dịch là cá voi khổng lồ, nên họ sẽ không mất nhiều thời gian để tăng giá, đặc biệt là trong giai đoạn khối lượng thấp, điều này có thể thấy rõ trên biểu đồ theo giờ của Bitcoin.

Vì vậy, với sự kiện này, Bitcoin liệu sẽ tiếp tục xu hướng giảm hay bò sẽ giành lại quyền kiểm soát toàn bộ cục diện?

Chỉ số RSI vẫn trung lập

bitcoin-gan-7-500-do-la-tai-sao-thi-truong-bo-gan-hon-chung-ta-nghi

Biểu đồ BTC/USD hàng ngày| Nguồn: TradingView

Chỉ số Relative Strength Index (RSI) hàng ngày vẫn đang ở trong tình trạng trung lập. Ngoài ra, mọi dự đoán về pump ngày 3/1 hoàn toàn mang tính kỹ thuật nhưng lại không có giá trị như các chỉ số này.

Trên biểu đồ hàng tuần, chúng ta có thể đọc được giá trị 41,4. Vì vậy, chưa có thông tin giá cả gì mới, các biểu đồ chỉ cho thấy những điều đã được biết đến. Cụ thể, chúng ta hiện đang ở trong phạm vi chặt chẽ, nơi người bán khá ngang sức với người mua.

bitcoin-gan-7-500-do-la-tai-sao-thi-truong-bo-gan-hon-chung-ta-nghi

Biểu đồ RSI BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView

Những gì chúng ta cần nhìn thấy đầu tiên trên RSI là một số tín hiệu mua quá mức hoặc bán quá mức cho bất kỳ giao dịch nào đó. Nhưng có chỉ số quan trọng nào khác có thể làm sáng tỏ xu hướng tiếp theo không?

MACD đang trở nên tăng giá hơn trong tuần

bitcoin-gan-7-500-do-la-tai-sao-thi-truong-bo-gan-hon-chung-ta-nghi

Biểu đồ BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView

Chỉ báo hội tụ phân kỳ trung bình động (MACD) hàng tuần tiếp tục hiển thị các dấu hiệu cho thấy đà tăng đang quay trở lại.

Lưu ý, nếu bạn mua và bán Bitcoin hoàn toàn dựa trên chỉ số MACD hàng tuần, bạn nên tích lũy coin, vì đã xuất hiện dấu hiệu giảm giá ở đầu thị trường gấu và giao cắt tăng ở đáy thị trường gấu.

Như vậy, các giao cắt trên đường MACD hàng tuần rất đáng tin cậy và cho biết chúng ta có thể mong đợi những gì từ BTC/USD trong trung hạn. Tuy nhiên, để dự đoán tình hình chuyển biến sắp tới, một công cụ đánh giá khác là chỉ báo dải Bollinger (BB).

Dải Bollinger

Biểu đồ BB BTC/USD hàng tuần | Nguồn: TradingView

Lý do sử dụng cả 2 chỉ báo MACD và BB là vì lịch sử cho chúng ta thấy rằng 4-5 tuần sau khi giao cắt MACD xảy ra, giá thay đổi từ đáy hoặc đỉnh của các dải.

Sau quý đầu tiên của năm 2019, khi Bitcoin chạm đáy, giao cắt tăng giá MACD hình thành vào ngày 11/2. Một vài tuần tiếp theo, vào ngày 25/3, giá chuyển từ giao dịch dưới MA BB lên trên MA và dần tăng đến mức cao nhất năm vào tháng 6.

Sau đó, chúng ta đã thấy một số hành động giá tương đối bằng phẳng giữa tháng 7 và tháng 9, cùng với một giao cắt giảm giá MACD vào ngày 26/8, dẫn đến Bitcoin giao dịch dưới MA một lần nữa, là nơi hoạt động hiện tại.

Giá Bitcoin đang trong giai đoạn tương đối bằng phẳng và nếu xuất hiện giao cắt tăng giá MACD trong 4 đến 5 tuần tới thì theo lịch sử, chúng ta có thể mong đợi được giao dịch trên MA BB một lần nữa vào 4 tuần sau đó, đưa Bitcoin lên hơn 8.500 đô la và một lần nữa tạo đà hướng đến mức 10.000 đô la hoặc thậm chí còn cao hơn.

Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có thể thoát khỏi xu hướng gấu không?

Khoảng trống CME

Biểu đồ hàng tuần của Hợp đồng tương lai BTC CME | Nguồn: TradingView

Một dấu hiệu khác cho thấy bò đã nắm quyền kiểm soát là khoảng trống CME tại 7.385 đô la được lấp đầy trong tuần này.

Kịch bản giảm giá Bitcoin

Nếu giá tiếp tục giảm xuống dưới 7.385 đô la thì chứng tỏ chúng ta vẫn đang trong xu hướng giảm giá và vùng hỗ trợ được tìm thấy gần MA BB là 7.220 đô la trên biểu đồ hàng ngày. Nếu không giữ được, mức hỗ trợ quan trọng tiếp theo sẽ vào khoảng 6.850 đô la, tiếp theo là mức hỗ trợ hàng tuần 6.300 đô la.

Tuy nhiên, nếu kịch bản này diễn ra, phản ứng dây chuyền là chỉ số MACD sẽ lu mờ và tạo ra giao cắt tăng giá sau vài tuần trên biểu đồ hàng tuần, có nghĩa là giá sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Và nếu cả 3 mức hỗ trợ đều không giữ được, có khả năng BTC sẽ lao dốc về 5.000 đô la trong ngắn hạn, thậm chí có thể thấp hơn trong trung hạn.

Kịch bản tăng giá Bitcoin

Nếu giá tăng sau khi khoảng trống CME được lấp đầy, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không chạm đáy. Trader nghi ngờ về trường hợp này. Tuy nhiên, mức kháng cự quan trọng để phá vỡ sẽ là 7.600 đô la.

Nếu Bitcoin có thể phá vỡ cả 7.600 đô la và chuyển nó thành vùng hỗ trợ thì điểm kháng cự tiếp theo sẽ vào khoảng 8.500 đô la. Nếu Bitcoin tăng vọt qua 8.500 đô la, thì chúng ta có quyền hy vọng mức giá 10.000 đô la. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn bảo toàn nếu giá vẫn ở trên 7.000 đô la và dưới 8.000 đô la trong 2 đến 3 tuần vì chỉ báo MACD hàng tuần sau đó sẽ giao cắt tăng giá.

 

Theo: Tạp chí Bitcoin


Disclaimer: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho việc đầu tư của bạn.

--------------------------------------

Bài viết liên quan



Hãy tham gia các kênh của chúng tôi: Telegram - Facebook Group

NGƯỜI VIẾT: 

Website https://kenhdaututienao.com thuộc ICO-BITCOIN, kênh cập nhập tin tức về thị trường tiền ảo mõi ngày, cập nhập các thông tin tốt lẫn tin sấu có thể gây ảnh hưởng đến BTC và các Alt coin, review các dự án ICO tiềm năng...

Bài viết ngẫu nhiên

Thiết kế web bởi Hoangweb.com
DMCA.com Protection Status
Binance