Site icon

Bitcoin đã bị các “ông tai to mặt lớn” dìm giá thảm như thế nào?

Mọi thị trường đều chịu sự tác động của 3 nhân tố chính: phân tích bản chất, phân tích kỹ thuật và sự thao túng. Tuy nhiên, ở một số ít thị trường thì lại có thêm sự xuất hiện của nhân tố thứ 4 được gọi là “cấu kết”.

 

“Cấu kết” là gì?

Nó được hiểu đơn giản là sự bắt tay giữa các ông lớn để dìm giá, làm rối loạn thị trường

Có sự cấu kết trong thị trường tiền mã hóa?

Câu trả lời là CÓ.

Một người dùng Twitter tên là Super_Crypto đã cảnh báo về việc điều chỉnh giá Bitcoin tới 95% trước khi CME mở cửa. Và hiện tại, giá Bitcoin đã được điều chỉnh đến 70%. Chúng ta đã thấy có sự lên xuống liên tục trong khoảng thời gian diễn ra sự điều chỉnh này.

Sự cấu kết bắt đầu từ khi nào?

Tất cả đều nhận thấy vào khoảng tháng 10 năm 2017 khi thị trường hợp đồng tương lai của CME mở cửa cho tiền mã hóa,
Bitcoin bị dump ngay đúng thời điểm ra mắt vào hồi 5 giờ chiều ngày 17 tháng 12 năm 2017 và nó vẫn tiếp tục giảm sau đó. Nó bắt đầu từ đây.

Bạn vẫn nghi ngờ?

Bạn và nhiều người có thể vẫn hoài nghi về sự tồn tại của việc cấu kết và nghĩ là đó chỉ là sự điều chỉnh tự nhiên. Nhưng không phải vậy đâu. Tất cả những gì xảy ra từ ngày 17 tháng 12 năm trước đều đã được “sắp đặt”. Ban đầu Bitcoin đã bị thao túng đôi chút bởi CME cho tới khi những “người chơi thực sự” vào cuộc.

 

Bitcoin bị “cấu kết” thế nào từ ngày CME mở cửa

Dựa theo biểu đồ mà các tin tức đưa ra, chúng ta sẽ thấy tất cả các lần sụt giá của Bitcoin đã diễn ra như thế nào. Đó chính là cách mà sự cấu kết đã dùng truyền thông để dìm giá Bitcoin.

Ví dụ như việc Mt. Gox đã không bán Bitcoin vào ngày 7 tháng 3 nhưng các trang mạng xã hội lại lan truyền tin tức đó. Hay việc Tether bị yêu cầu ra hầu tòa từ ngày 6 tháng 12 năm 2017 nhưng ngày 30 tháng 1 thì mới được đưa tin để thị trường bắt đầu dump. Tại sao giới truyền thông lại đợi tận 55 ngày để đưa tin và tại sao lại có rất nhiều tin xấu dồn dập trong cùng một ngày như vậy? Giờ thì bạn đã hiểu tại sao rồi chứ.

Nhiều người vẫn hoài nghi sự tồn tại của cấu kết cho dù họ vẫn đang hàng ngày phải hứng chịu hậu quả mà nó gây ra và có thể họ vẫn sẽ tiếp tục phủ nhận cho tới khi Bitcoin bị điều chỉnh giá tới 95%. Trước đó, những nhà đầu tư vàng cũng đã từng phủ nhận sự tồn tại của cấu kết khi giá vàng bị kéo xuống bằng chi phí khai thác và khiến nhiều công ty phải phá sản.

Chứng cứ

Trước khi tìm hiểu sâu hơn chúng ta hãy nhìn lại một dẫn chứng của việc giá kim loại quý như vàng và bạc đã bị dìm như thế nào.

– Giá Uranium tăng từ 5 USD lên 130 USD trong khoảng từ 1993 đến 2007

– Thị trường hợp đồng tương lai được mở vào tháng 5 năm 2007

– Giá Uranium tụt mạnh từ đó và không thể hồi phục trở lại.

Đó chính là cách mà họ đã cấu kết với nhau, thị trường hợp đồng tương lai chính là sân chơi của họ.

Hãy cùng nhìn vào biểu đồ giá vàng, khi mà sự cấu kết bắt đầu xuất hiện vào năm 2011.


So sánh các biểu đồ này với giá Bitcoin hiện tại thì thấy chúng giống nhau 1 cách bất ngờ.

Lưu ý là hợp đồng tương lai của vàng đã được ra mắt từ năm 1974. Nhưng không có lý do để dìm giá vàng vào thời điểm đó vì khi đó vàng mới được tách ra khỏi giá USD vào 1971 và nước Mỹ không có khoản nợ 21.000 tỷ USD. Nhu cầu dìm giá vàng bắt đầu xuất hiện sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 khiến giá vàng tăng cao cùng với nợ của nước Mỹ.

Những người tham gia

Các tổ chức chính phủ, các ngân hàng lớn, các nhà chức trách và giới truyền thông. Tất cả họ phối hợp một cách hoàn hảo để thực hiện mục tiêu dìm giá thị trường. Chúng ta có thể thấy được việc này vào ngày 30 tháng 1 và ngày 7 tháng 3 năm 2018, khi mà rất nhiều các tin xấu và Bitcoin đang ở một ngưỡng hỗ trợ quan trọng là 10.000 USD. Kết quả của hoạt động này là thực trạng mà chúng ta đang thấy, Bitcoin bị dìm xuống dưới 8.000 USD.

Tất cả là để nhằm mục đích tiếp tục sự thống trị của đồng đô la Mỹ và khống chế tiền tệ. Các ngân hàng và chính phủ nhận thấy Bitcoin và tiền mã hóa là một mối hiểm họa cho họ. Và khi những kẻ có quyền lực cảm thấy bị đe dọa thì họ sẽ làm gì? Họ tìm cách ngăn chặn nó bằng mọi giá.

Kế hoạch chấm dứt sự phát triển của Bitcoin

Đầu tiên, họ pump giá Bitcoin lên một mức kỷ lục là 20.000 USD và sau đó, tiến hành đợt pump xuống một mức không tưởng. Quá trình này lặp lại liên tục cho tới khi các nhà đầu tư cá nhân phải chấp nhận bỏ cuộc vì không thể theo nổi thị trường. Bởi vì họ sở hữu hàng nghìn tỷ USD nên có thể dễ dàng làm điều đó.

Bitcoin đã được đưa vào một bàn cờ chính trị từ giữa năm 2017 và các nhà đầu tư không hề hay biết. Cả thị trường tiền mã hóa chỉ là một con tốt trong trò chơi của những gã khổng lồ này.
Như thông tin đã đưa gần đây: tổng thống Trump cấm vận Venezuela khi mà nước này đưa ra đồng tiền mã hóa riêng. Tại sao Mỹ phải làm vậy? Bởi vì đồng Petro có thể là một mối đe dạo cho sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Vì thế, không nước nào được phép tạo ra đồng tiền mã hóa riêng cả. Đây chính là cách mà Mỹ đưa ra thông điệp “đừng có dính líu với tiền mã hóa”.

Tại sao chỉ có vàng, bạc và Bitcoin bị ảnh hưởng mà không phải cổ phiếu hay ETF? Câu trả lời đơn giản là vì cổ phiếu hay các loại hình tương tự củng cố sự thống trị của đô la Mỹ còn vàng, bạc hay Bitcoin thì không. Việc chuyển đổi tiền tệ thành một loại tài sản khác có thể làm kiệt quệ ngân sách và biến tiền giấy thành vô giá trị.

Tại sao không cấm Bitcoin hay vàng? Bởi vì việc cấm bất kì loại tài sản nào đều rất phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là trong thế giới của mạng xã hội này.

 

Kết cục của Bitcoin và thị trường tiền mã hóa

Một ngày nào đó, phe cấu kết sẽ hết tiềm lực và không thể dìm giá Bitcoin được hơn nữa. Và ngày đó sẽ rất tuyệt để mua vào, giá Bitcoin sẽ tăng một cách vượt bậc.

Dự tính là giá Bitcoin sẽ theo lộ trình lên 20.000, xuống 1.000 rồi lại lên tới 100.000. Điều đó có khả thi không nhỉ? Chắc chắn bạn cũng mong muốn nó sảy ra và hãy để thời gian trả lời tất cả.

Lựa chọn nào cho nhà đầu tư?

1. Tiếp tục phủ nhận sự cấu kết và tiếp tục mất tiền

2. Chấp nhận mối đe dọa này và đầu tư một cách thông minh hơn

 

Theo: medium

Exit mobile version