Tin Tức 

Các chuyên gia cho rằng trong tương lai tiền điện tử sẽ được sử dụng song song với tiền Fiat (tiền giấy và tiền xu)

Telegram: (Kênh Telegram ra kèo trade, kèo hold) --- (Nhóm thảo luận trên Telegram)

Kể từ năm 1971 đó là năm kết thúc của tiêu chuẩn vàng, các loại tiền tệ fiat đã thực sự thống trị thế giới. Các nền kinh tế đã học cách sử dụng và lạm dụng hệ thống tiền tệ fiat và các ngân hàng trung ương đã không tránh khỏi việc sử rộng rãi máy in.

Trước năm 1971, các ngân hàng trung ương phải sở hữu lượng vàng dự trữ lớn – hoặc đại diện gần nhất với vàng, tức là Đô la Mỹ – khi các đồng tiền được cố định với một lượng vàng nhất định. Một trong những lập luận để bãi bỏ tiêu chuẩn vàng là sự tăng trưởng kinh tế bị hạn chế bởi sự bất lực của các ngân hàng trung ương khi muốn tăng lượng phát hành tiền và tạo ra tín dụng. Vì vậy, tiêu chuẩn vàng đã bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, ngay cả đến ngày nay số lượng lớn vàng vẫn thuộc sở hữu của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới. Các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đang sở hữu 33.000 tấn vàng, tương đương với 1,6 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trớ trêu thay, trong khi các ngân hàng trung ương sở hữu vàng như một kho tài sản có giá trị để bảo vệ tiền tệ của họ nhưng khi tiền tệ của họ bị tấn công, thì hầu hết các ngân hàng trung ương này lại không có quyền tiếp cận vàng của họ. Thật vậy, hầu hết vàng thuộc sở hữu của các ngân hàng trung ương thường và được lưu trữ tại Mỹ hoặc ở Anh, chủ yếu vì lý do lịch sử và bởi vì nó khá phức tạp để di chuyển. Điều thú vị là, trong 5 năm qua các ngân hàng trung ương đã bắt đầu đưa vàng của họ hồi hương để lấy lại quyền kiểm soát những gì thuộc về họ.

Ảnh: dự trữ ngoại hối toàn cầu: 11,4 nghìn tỷ

 

Trong mười năm qua, các ngân hàng trung ương đã mở rộng đáng kể phạm vi tài sản mà họ có thể sở hữu theo cách không chỉ dùng vàng và các loại tiền tệ fiat khác. Họ đã thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng với mục tiêu kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Những chính sách này khiến họ thu được hàng  tỷ đô la trái phiếu có chủ quyền, trái phiếu doanh nghiệp và nhiều cổ phiếu đáng ngạc nhiên hơn. Kết quả của việc mở rộng bảng cân đối kế toán lớn này, Ngân hàng Nhật Bản đã trở thành cổ đông lớn nhất của các công ty Nhật Bản trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ ghi nhận lợi nhuận 55 tỷ đô la trong năm 2017 nhờ sự tăng giá cổ phiếu toàn cầu.

Một loại tài sản mà ngân hàng trung ương chưa thêm vào danh mục đầu tư của họ là tiền mã hoá. Mặc dù các chính phủ sẽ không từ bỏ các loại tiền tệ fiat và từ bỏ quyền lực mà các loại tiền này mang lại cho họ, có một cách mà qua đó tiền mã hoá và thế giới tiền tệ fiat có thể giao nhau đó là thông qua việc mua bán bởi trung ương của tiền mã hoá như Bitcoin chẳng hạn. Họ có thể sử dụng tiền mã hoá là một kho tài sản có giá trị giống như họ đã làm với vàng, nhưng đề xuất những giá trị mà tiền mã hoá mang lại là rất khác nhau.

 Một hệ thống minh bạch

Khi một người muốn đánh giá trữ lượng của một ngân hàng trung ương, người ta sẽ phải tin vào những gì ngân hàng trung ương nói về trữ lượng tài sản dự trữ của họ. Ngân hàng trung ương luôn tự tin rằng vàng của được lưu trữ trong một hầm tồn tại ở New York hoặc London và rằng họ sẽ có thể phục hồi nó nếu họ cần. Điều này có nghĩa là nhiều bên phải được nhận định là tin cậy khi muốn đánh giá dự trữ của ngân hàng trung ương. Trong khi đó, có một lớp tài sản mới tương đối hoàn hảo để sở hữu và có thể được tiết lộ một cách tin cậy và minh bạch: tiền mã hoá. Ví dụ, nếu một ngân hàng trung ương quyết định bắt đầu đầu tư vào Bitcoin, nó có thể thông báo về địa chỉ ví điện tử của nó và mọi người có thể thấy được có bao nhiêu BTC mà ngân hàng đó sở hữu . Những BTC này sau đó có thể được sử dụng để ổn định tiền tệ giống như các ngân hàng trung ương hiện đang làm với vàng và các loại tiền tệ khác. Đồng tiền fiat của ngân hàng trung ương này sẽ được hỗ trợ một phần bởi tiền mã hoá.

Sở hữu số lượng lớn

Bitcoin như vậy đồng nghĩa với việc bất cứ ai điều khiển mã khoá riêng của chiếc ví điện tử này chắc chắn sẽ bị bọn tội phạm nhắm đến hay nói cách khác các BTC có thể bị đánh cắp, nhưng có nhiều cách để thoát khỏi nguy cơ đó. Trong khi các công ty bên thứ ba có thể hoạt động như người quản lý BTC thuộc sở hữu của các ngân hàng trung ương, tuy nhiên điều đó có nghĩa là lại một lần nữa quay lại hệ thống cũ, trong đó cần phải tin tưởng một bên thứ ba để lưu trữ tài sản. Có một cách để đảm bảo rằng không ai có khả năng tự ý đánh cắp BTC thuộc ngân hàng trung ương, đó là BTC sẽ được lưu trữ trong một chiếc ví MultiSig. Mỗi giao dịch ra nước ngoài sẽ phải được ký bởi thống đốc ngân hàng trung ương, bộ trưởng tài chính và có khả năng là một đơn vị bên ngoài như Ngân hàng thanh toán quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế. Để chứng minh rằng ngân hàng trung ương có quyền truy cập vào BTC trong ví điện tử mà họ đã tuyên bố quyền kiểm soát, họ có thể bắt đầu một giao dịch nhỏ định kỳ hoặc gửi một thông báo đã ký cho Blockchain của Bitcoin. Bằng cách này, mọi người có thể thấy 1) số lượng BTC trong ví của ngân hàng trung ương và 2) ngân hàng trung ương có quyền kiểm soát ví điện tử .

Đặt cược vào tương lai

Tiền mã hoá vẫn rất dễ bay hơi mặc dù đã gia tăng đáng kể về giá trị trong 12 tháng qua. Nó đang biến động bởi vì nó vẫn còn trong giai đoạn trứng nước và các nhà đầu tư đang liên tục cố gắng để tìm ra những con số thể hiện tỷ lệ đặt cược thành công. Giả sử so sánh Bitcoin là vàng và đô la Mỹ, xác suất thành công của Bitcoin hiện có giá từ một đến hai phần trăm (giá trị vốn hóa thị trường Bitcoin chia cho giá trị của tất cả số tiền vàng đã khai thác hoặc chia cho số tiền M2 đô la Mỹ).

Giả sử Bitcoin có một phần trăm cơ hội thành công trong việc trở thành một đồng tiền toàn cầu hoặc một kho tài sản toàn cầu có giá trị, thì cũng sẽ không ngớ ngẩn khi cân nhắc việc đầu tư một phần trăm dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương giống như đề xuất bởi một ngân hàng nổi tiếng ở Ghana vài tháng trước.
Chắc chắn rằng tiền mã hoá sẽ không thể thay thế hoàn toàn tiền tệ fiat – giống như email không hoàn toàn thay thế thư thông thường – nhưng hai hình thức tiền tệ sẽ phải học cách để cùng tồn tại và sống chung với nhau. Các chi nhánh ngân hàng trung ương đầu tư vào tiền mã hoá có thể là một bước đầu tiên để xây dựng một cầu nối giữa hai thế giới.

Nguồn: Kenhdaututienao.com/cointelegraph.com


Disclaimer: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho việc đầu tư của bạn.

--------------------------------------

Bài viết liên quan



Hãy tham gia các kênh của chúng tôi: Telegram - Facebook Group

NGƯỜI VIẾT: 

Website https://kenhdaututienao.com thuộc ICO-BITCOIN, kênh cập nhập tin tức về thị trường tiền ảo mõi ngày, cập nhập các thông tin tốt lẫn tin sấu có thể gây ảnh hưởng đến BTC và các Alt coin, review các dự án ICO tiềm năng...

Bài viết ngẫu nhiên

Thiết kế web bởi Hoangweb.com
DMCA.com Protection Status
Binance