Tin Tức 

Lệnh cấm ICO của Trung Quốc đang đưa đẩy các công ty khởi nghiệp blockchain sang Hồng Kông và Singapore

Telegram: (Kênh Telegram ra kèo trade, kèo hold) --- (Nhóm thảo luận trên Telegram)

Trong một bản tin của tờ South China Morning Post, những người tham gia thị trường cho biết các công ty khởi nghiệp blockchain đang rời Trung Quốc Đại lục để đổ xô ngày càng nhiều đến vùng đất tự do Hồng Kông và “con rồng châu Á” Singapore để khởi động các đợt bán token của họ.

Trong quý I năm 2018, tổng số vốn huy động được thông qua ICO trên toàn cầu đã đạt 6,3 tỷ USD, nhiều hơn con số của toàn năm 2017. Hơn 1,7 tỷ USD trong tổng số vốn của quý I đến từ Telegram, nhưng số lượng token bán ra cũng sắp vượt qua mức của năm 2017. Mặc dù giá cả của tiền kỹ thuật số đã khá lung lay trong quý I (trước khi xoay vòng quý II), nhu cầu về những đồng tiền mới vẫn không hề suy giảm.

Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm ICO vào tháng 9/2017, và kể từ thời điểm đó thì số lượng giao dịch diễn ra ở Hồng Kông và Singapore ngày càng leo thang. Hồng Kông dường như ngay lập tức tiếp nhận tỷ lệ nhận lời mời đầu tư ICO (deal flow) và các nhà đầu tư từ Bắc Kinh, với các tổ chức phát hành phá vỡ lệnh cấm của Trung Quốc và đăng ký địa chỉ của họ tại Hồng Kông. Trong khi đó, độ phổ biến của Singapore vẫn chưa hoàn toàn chính thức.

Báo SCMP trích dẫn câu nói của Chủ tịch hiệp hội công nghiệp blockchain và tiền mã hóa Singapore, Anchain Zeall như sau: “Chúng tôi chưa thể nói Singapore đã trở thành một trung tâm ICO, vì vẫn còn nhiều kế hoạch phải thực hiện, nhưng đúng là đã có rất nhiều hoạt động về ICO kể từ tháng Chín năm ngoái”.

Trên thực tế, dữ liệu của FunderBeam đề cập trong báo SCMP cho thấy Singapore trong năm 2017 đã vươn lên trở thành thị trường thứ 3 dành cho các dự án phát hành ICO dựa trên số vốn được huy động, theo sau Hoa Kỳ và Thụy Sĩ. Hồng Kông và Nga cũng đã ghi nhận một tỷ lệ nhận lời đề nghị đầu tư nhất định.

Cảnh quan ICO đang thay đổi này được xem là hệ quả trực tiếp của quy định khắt khe mà chính phủ Trung Quốc ban hành hồi tháng 9/2017, chưa kể theo sau bước chân của Trung Quốc là Hàn Quốc cũng cấm ICO vài tuần sau đó.

‘Chơi chắc ăn’

Một trong những lý do khiến Singapore trở thành địa điểm gia tăng phát hành ICO là nước này giảm thiểu nguy cơ các tổ chức phát hành thu hút sự chú ý từ các cơ quan lập pháp. Singapore đã đón nhận các công ty khởi nghiệp blockchain như đã thấy qua các chương trình vườn ươm và các nhà quản lý tài sản chuyên về thị trường tiền mã hóa.

Quy trình thiết lập hoạt động ở Singapore đòi hỏi phải đăng ký kinh doanh trong nước và thuê luật sư với chi phí có thể lên đến 200.000 USD. Nhưng giám đốc PR Daisy Wu thuộc công ty khởi nghiệp blockchain Xender ở Bắc Kinh trả lời báo SCMP rằng họ là một trong nhiều công ty chọn đăng ký ICO tại Singapore. Lý do theo cô là vì “tất cả chúng tôi đều muốn chắc ăn”.

Ngay sau khi Trung Quốc ban bố lệnh cấm ICO, Dragon Corp – công ty khởi nghiệp sòng bạc tại Ma Cao đã quyết định niêm yết ICO ở Hồng Kông. Động thái này luôn nằm trong tầm ngắm theo dõi của các cơ quan quản lý vì các mối quan hệ bị cáo buộc của công ty này với trùm xã hội đen cũng như với tổ chức dữ liệu gây tranh cãi Cambridge Analytica trong vụ việc với Facebook.

Theo TapChiBitcoin/CCN.


Disclaimer: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho việc đầu tư của bạn.

--------------------------------------

Bài viết liên quan



Hãy tham gia các kênh của chúng tôi: Telegram - Facebook Group

NGƯỜI VIẾT: 

Website https://kenhdaututienao.com thuộc ICO-BITCOIN, kênh cập nhập tin tức về thị trường tiền ảo mõi ngày, cập nhập các thông tin tốt lẫn tin sấu có thể gây ảnh hưởng đến BTC và các Alt coin, review các dự án ICO tiềm năng...

Bài viết ngẫu nhiên

Thiết kế web bởi Hoangweb.com
DMCA.com Protection Status
Binance