3 lý do chính khiến giá BTC không thể quay lại mức kỷ lục gần 20K USD mà nó đã lập trong quá khứ
Bitcoin được biết đến với sự tăng trưởng nhanh chóng và giảm mạnh không kém, nhưng giá đã không thấy nhiều động lực tăng trong vài tháng qua. Kể từ khi Bitcoin đạt đỉnh gần 20.000 USD vào tháng 12 năm 2017, mọi người đã chờ đợi thị trường tăng giá trở lại. Tuy nhiên, đã có một vài điều có thể đã kìm hãm đà chạy của phe bò.
Đặc điểm của giá Bitcoin
Kể từ khi được tạo ra, Bitcoin đã được biết đến với sự dao động giá mạnh mẽ. Tăng gấp 10 lần sau đó giảm 90% không phải là điều hiếm gặp đối với Bitcoin và điều đó vẫn tiếp diễn đến ngày nay.
Đỉnh cao của Bitcoin là vào cuối năm 2017, đạt khoảng 20.000 USD trước khi đồng coin bắt đầu quay trở lại mặt đất. Sau đó, giá bắt đầu giảm mạnh hơn. Khi bụi tan, Bitcoin đã chạm đáy ở mức dưới 4.000 USD.
Kể từ khi chạm đáy, giá Bitcoin đã từ từ leo lên trở lại và giao dịch trong khoảng từ 7.000 đến 11.000 USD trong phần lớn thời gian của năm 2019. Nhiều người đang mong đợi thời điểm tốt sẽ sớm quay trở lại. Tuy nhiên, một phần lớn trong cộng đồng vẫn còn hoài nghi.
#1 Sự chậm chạp trong việc áp dụng BTC của các nhà đầu tư tổ chức
Trong nhiều năm qua, có vô số lần cộng đồng trao đổi với nhau về khả năng các nhà đầu tư tổ chức bước vào không gian tiền điện tử. Các thuộc tính của Bitcoin như phân cấp và bảo mật làm cho nó trở thành phương tiện đầu tư tuyệt vời cho tất cả các loại trader. Tuy nhiên, các tổ chức vẫn do dự thay vì đưa ra quyết định rõ ràng mặc dù không gian đã có những hoạt động hấp dẫn để thu hút họ như hợp đồng tương lai Bitcoin và các công cụ phái sinh tiền điện tử khác. Nhiều người từng hy vọng rằng sự kiện ra mắt của nền tảng Bakkt sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, nhưng có vẻ thực tế nghiệt ngã hơn nhiều.
Dường như có hai lý do lớn khiến các tổ chức tiếp tục thờ ơ. Đầu tiên chỉ đơn giản là họ không đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nếu đầu tư vào Bitcoin. Mặc dù đã tồn tại gần một thập kỷ nhưng Bitcoin cũng như các loại tiền điện tử khác vẫn còn là một phép thử. Không ai biết số phận Bitcoin sẽ ra sao. Liệu nó có thể đi theo con đường của MySpace, mở đường cho một loại tiền điện tử khác chiếm ưu thế hay toàn bộ thị trường tiền điện tử sẽ biến mất, khiến thử nghiệm hoàn toàn thất bại?
Vấn đề khác mà nhiều tổ chức nhìn thấy ở Bitcoin là custody. Nhiều tài sản truyền thống được chính phủ hoặc các tổ chức lớn khác bảo hiểm hoặc hỗ trợ. Các công ty có thể yên tâm là việc nắm giữ cổ phiếu của họ rất khó bị hack hoặc đánh cắp, tuy nhiên với tiền điện tử, đó là một câu chuyện rất khác.
Đối với người dùng trung bình sở hữu một khoản tiền vừa phải bằng Bitcoin, một ví cứng đơn giản với vài bản sao lưu là đủ để đảm bảo coin của bạn được an toàn. Tuy nhiên, tổ chức lớn nắm giữ hàng triệu đô la tiền điện tử cần các biện pháp bảo mật lớn hơn nhiều để đảm bảo tiền của họ được an toàn.
Một số công ty như Coinbase và những công ty khác đã bắt đầu cung cấp giải pháp custody để bắt kịp chuyển biến của thị trường. Có lúc Coinbase đã kiếm được hàng triệu đô la từ khách hàng hàng tuần. Tuy nhiên, lưu ký vẫn là một vấn đề trong mắt các nhà đầu tư tổ chức.
#2 Khốn khổ vì công nghệ
Bitcoin đã đặt gần như tất cả niềm tin vào công nghệ hai lớp để mở rộng mạng. Công nghệ hai lớp như Lightning Network và mạng Liquid của Blockstream cho phép các giao dịch diễn ra off-chain, giảm áp lực cho blockchain chính. Tuy nhiên, những công nghệ này vẫn tồn tại những vấn đề của riêng chúng và hầu như không thể giải quyết trong 18 tháng qua.
Lightning Network đã hoàn toàn trì trệ trong 6 tháng, bất kể ở khía cạnh số liệu nào. Số lượng các node hầu như không tăng kể từ tháng 4 và hiện ở mức dưới 6.000 node.
Tổng số kênh, tổng dung lượng của mạng và dung lượng kênh trung bình đều giảm kể từ tháng 4. Sau khi đạt mức cao mới 1.000 BTC, dung lượng của mạng đã giảm xuống và tiếp tục giảm đến giá trị hiện tại là 818 BTC.
Nếu không có một giải pháp mở rộng đầy đủ, nhiều nhà đầu tư có thể sẽ lo ngại về khả năng tồn tại trong tương lai của Bitcoin và liệu nó có thể cạnh tranh được với hệ thống thanh toán như Visa hay không?
#3 Tâm lý chung về thị trường Bitcoin
Trong tất cả các vấn đề Bitcoin hiện đang phải đối mặt ngày nay, tâm lý thị trường cũng là một yếu tố quan trọng. Có vẻ như chỉ đơn giản là không đủ fomo hoặc cường điệu để thúc đẩy Bitcoin quay trở lại mức 10.000 USD.
Trong lúc giá Bitcoin đạt 13.800 USD vào đầu tháng 6 năm nay, các nhà phân tích đã hy vọng “mùa đông tiền điện tử” sẽ sớm kết thúc. Tuy nhiên, kể từ mức đỉnh đó, đồng tiền điện tử hàng đầu này đã quay trở lại theo xu hướng giảm kéo dài khi gấu siết chặt đà tăng khỏi thị trường.
Khi Bitcoin lần đầu đạt 20.000 USD, sự cường điệu xung quanh tiền điện tử tăng chóng mặt. Nó dường như đã vươn đến thị trường chính thống và hàng loạt các nhà đầu tư phi công nghệ gấp rút đầu tư vào phát triển mới. Lúc bấy giờ, BTC xuất hiện tràn ngập trên các mặt báo và kênh truyền thông, sàn giao dịch đã có hàng triệu lượt đăng ký mới mỗi ngày.
Tuy nhiên, dường như cơn sốt hiện đã nguội lạnh trên thị trường tiền điện tử. Có rất nhiều điều xảy ra trong không gian có khả năng hình thành xu hướng tăng đột biến khác về số lượng các nhà đầu tư. Chúng ta sẽ phải chờ xem điều gì tiếp theo có thể thúc đẩy làn sóng đầu tư mới vào tiền tệ kỹ thuật số?
Theo: blogtienao
Disclaimer: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là lời khuyên đầu tư. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư, chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho việc đầu tư của bạn.
--------------------------------------
Bài viết liên quan
- ▶️ Theo Dữ liệu Onchain, Cá voi bắt đầu tích lũy Altcoin này!
▶️ Vốn hóa thị trường của Ethereum vượt qua Mastercard, leo lên vị trí thứ 26 trên toàn cầu
▶️ Thêm 2 ví Bitcoin “cổ” hồi sinh sau một thập kỷ đóng băng
▶️ Các thuật ngữ trong Cryptocurrency
▶️ Công ty phân tích: “12 altcoin này có mức độ cảnh báo áp lực bán cao”
▶️ Chiến lược gia tiền điện tử nói rằng altcoin này sẽ tăng mạnh trong 6 tháng tới
Hãy tham gia các kênh của chúng tôi: Telegram - Facebook Group