Từ đầu năm 2018 đến nay, thị trường đã chứng kiến những lần sụt giảm giá nghiêm trọng của Bitcoin và nó kéo theo hầu hết các Altcoin khác giảm theo, vậy đâu là nguyên nhân gây ra những lần sụt giảm nghiêm trọng này?
Tại sao sự “lao dốc” này có thể tiếp diễn?
Độ biến động về giá của Bitcoin là một thứ gì đó thật “vi diệu”. Các chủ sở hữu tham gia vào đồng tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới đã có những dịp được “tận hưởng” những thành công tuyệt vời và hiện đồng tiền này tăng khoảng 577%, mặc dù những người nhập cuộc muộn hơn mua nó khi đang giảm xuống gần 40% vào dịp Năm mới. Tất nhiên là trong thời gian này, tùy thuộc vào ngày tháng và thời điểm chính xác mà bạn mua, khoản đầu tư của bạn có thể tăng lên hoặc giảm xuống một cách đáng kể.
Những ý kiến về tương lai của Bitcoin cũng “biến động” như giá của đồng coin này vậy. Tỷ phú Mark Cuban đã cho rằng Bitcoin có giá trị nhưng giá cả của nó (khi nó vào khoảng 3.000 đô la) có thể là một bong bóng. Doanh nhân tỷ phú Richard Branson có niềm tin mạnh mẽ vào Bitcoin và tin rằng công nghệ blockchain có thể mang lại một cuộc cách mạng kinh tế. Trong khi đó, nhà đầu tư “lừng lẫy” Warren Buffett đã cảnh báo các nhà đầu tư tránh xa loại tiền này, gần đây ông nói rằng tiền mã hóa “có thể là một thứ chất độc hại.”
Mặc dù tôi gần như không đủ điều kiện để dự đoán về tương lai của Bitcoin, nhưng tôi thấy một số dấu hiệu cho thấy sự suy giảm của Bitcoin có thể sẽ tiếp diễn. Thực tế thì tôi tin rằng giá Bitcoin vẫn có thể giảm ít nhất là 50% trong 12 tháng tới. Dưới đây là 8 lý do tại sao.
1. Mạng lưới chậm chạp của Bitcoin
Mạng lưới Blockchain của Bitcoin vẫn chậm một cách đau đớn, đặc biệt khi so sánh với một số phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi hiện có. Vào cuối năm 2017, thời gian trung bình để xác nhận một giao dịch Bitcoin là 78 phút. Người ta ước tính rằng mạng lưới Bitcoin chỉ có thể xử lý từ 3,3 đến 7,0 giao dịch mỗi giây. Các cryptocurrency khác có thể hỗ trợ nhiều hơn số giao dịch trên cho mỗi giây. Nền tảng chính của PayPal Holdings Inc gần như có thể xử lý 200 giao dịch mỗi giây. Visa Inc. có thể xử lý tối đa 24.000 giao dịch mỗi giây. Chặng đường của Bitcoin để được công nhận như một loại tiền tệ thực sự sẽ là một con dốc khủng khiếp nếu mạng lưới Blockchain của nó không có quy mô tốt hơn và không thể xử lý các giao dịch nhanh hơn.
2. Chi phí giao dịch cao
Có rất nhiều phí giao dịch cần phải xem xét khi sử dụng tiền mã hóa để mua hàng bao gồm cả phí giao dịch, mạng và ví. Trong khi phí thay đổi gần như hàng ngày, phí giao dịch trung bình cho Bitcoin vẫn trên $1, theo BitInfoCharts.com. Đối với Ethereum, lệ phí rơi vào khoảng $0,42; đối với Litecoin, lệ phí trung bình chỉ $0,17. Một lần nữa, so sánh điều đó với thẻ tín dụng thông thường trong đó không có khoản phí nào được chuyển trực tiếp đến người tiêu dùng. Bên cạnh việc có một trong những mạng lưới chậm nhất, Bitcoin cũng là một trong những phương tiện đắt tiền nhất để hỗ trợ cho một giao dịch.
3. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
Chậm và đắt là hai nhân tố thu hút rất nhiều sự cạnh tranh và, giờ đây, Bitcoin không còn là “tay chơi” duy nhất trong lĩnh vực tiền mã hóa nữa. Mặc dù xuất hiện đầu tiên, một số nói rằng chính việc đó đã tạo ra sự bất lợi cho Bitcoin. Nó vẫn có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất (khoảng 158 tỷ USD), nhưng một số nhà đầu tư khác nên biết về:
Ethereum, với vốn hóa thị trường rơi vào khoảng 67 tỷ USD, đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các doanh nghiệp lớn bởi mô hình Blockchain của nó.
Vốn hóa thị trường của Ripple XRP là hơn 33 tỷ USD và nó có thể là câu trả lời cho thế giới trong việc xử lý các khoản thanh toán xuyên biên giới.
Nhiều người tin rằng Litecoin có thể trở thành “sàn giao dịch trung gian cho người dùng tiền mã hóa” vì nó vượt trội hơn so với Bitcoin về nhiều mặt, bao gồm cả tốc độ và chi phí giao dịch. Litecoin hiện là đồng tiền mã hóa lớn thứ sáu với vốn hóa thị trường rơi vào khoảng khoảng 8,5 tỷ USD.
Trên đây là một vài đồng tiền mã hóa lớn nhất nhưng còn có hàng trăm loại tiền khác ngoài kia. Theo như một nỗ lực để đếm được tổng số lượng tiền mã hóa trên thị trường, thì con số cuối cùng được đưa ra là 1,658. Tất nhiên là trong lúc bạn đang đọc bài viết này thì con số đó chắc chắn đã tăng lên.
4. Sự đổi mới ở đây là Blockchain, chứ không phải Bitcoin
Một khả năng khác đó là công nghệ Blockchain đạt được như mong đợi của “sự thổi phồng” và Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác được coi là không cần thiết. Tôi không nghĩ khả năng của viễn cảnh này diễn ra quá xa vời. Ngay cả các Bitcoin bull dường như say mê với công nghệ Blockchain hơn bất kỳ loại tiền mã hóa nào. Richard Branson, một nhà đầu tư Bitcoin, cho biết công nghệ Blockchain mới có thể đem đến một “cuộc cách mạng kinh tế”, chứ không phải Bitcoin.
Không chỉ có cá nhân bị “mê hoặc” bởi Blockchain, mà một số công ty lớn nhất và sáng tạo nhất thế giới hiện đang thử nghiệm với công nghệ này. Đầu năm nay, Alphabet Inc, công ty mẹ của Google, đã giới thiệu một dịch vụ Blockchain để hỗ trợ nền tảng đám mây của mình, giống như Tập đoàn công nghệ IBM và Microsoft đã cung cấp từ trước.
Trong viễn cảnh tương lai này, việc sử dụng hiệu quả công nghệ Blockchain của các công ty khác nhau có thể thông dụng hóa tiền mã hóa, bao gồm cả Bitcoin.
5. Tính chất không ổn định tạo ra dạng lưu trữ giá trị “nghèo nàn”
Một số người tin rằng Bitcoin sẽ không được sử dụng cho các giao dịch trong tương lai cũng như một dạng lưu trữ giá trị, một loại vàng kỹ thuật số nếu bạn muốn. Nhà đồng sáng lập của PayPal, Peter Thiel là một người ủng hộ lý thuyết này, nói rằng Bitcoin có thể trở thành “vật tương đương với vàng”. Nhưng, với những biến động lớn về giá, điều này dường như không thể xảy ra. Vàng và các kim loại quý khác đã được sử dụng như những nơi an toàn để đầu tư tiền trong nhiều thế kỷ và, mặc dù vàng cũng biến động giá trong thời gian dài, nhưng nó vẫn “thua xa” độ biến động khủng khiếp của Bitcoin. Không ai lại đi cất trữ giá trị tiền tệ của mình ở một nơi mà qua đó họ không hề biết giá trị của nó sẽ biến động như thế nào trong vòng một tháng, huống chi là một năm.
6. Sự gia tăng của các quy định
Các luật lệ và quy định mới từ các chính phủ có thể đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với giá Bitcoin. Sáu quốc gia, bao gồm Bangladesh, Bolivia, Ecuador, Kyrgyzstan, Morocco và Nepal, đã cấm Bitcoin hoàn toàn. Việt Nam đã cấm các giao dịch bằng tiền mã hóa. Trung Quốc đã cấm các dự án ICO và việc tiếp cận các sàn giao dịch tiền mã hóa nước ngoài. Hàn Quốc ban lệnh cấm các tài khoản ẩn danh khỏi việc giao dịch tiền mã hóa và sẽ đánh thuế 24% loại tiền này vào năm 2018. Tất cả những động thái này đều đi kèm với sự sụt giảm mạnh về giá cả của tiền mã hóa. Bây giờ hãy thử nghĩ xem giá sẽ giảm bao nhiêu nếu EU hoặc Hoa Kỳ bắt tay vào việc đặt ra các quy định nghiêm trọng.
7. Quá đắt để đào
Với sự tăng giá của Bitcoin trong năm qua, việc đào Bitcoin đã trở thành một dự án kinh doanh có lợi nhuận. Nhưng, với mức giá đã giảm 40% từ đầu năm đến nay, thì việc đào coin không còn được đảm bảo như vật nữa. Dựa trên chi phí điện hiện tại, một Bitcoin có giá trung bình là $4,758 để đào tại Hoa Kỳ và, ở các nước khác, nó có thể tốn nhiều hơn nữa. Nếu giá Bitcoin tiếp tục giảm, nhiều thợ đào có thể tự tin kết luận rằng nó không còn có lợi nhuận để tiếp tục đào nữa và khả năng sẽ gây thêm căng thẳng trên một hệ thống “vốn đã” chậm chạp.
8. Không đủ an toàn
Nếu tôi làm mất thẻ tín dụng của mình, cho dù bằng hành vi trộm cắp hay bất cẩn của chính tôi, tôi có thể gọi cho ngân hàng của mình và nhận được một chiếc thẻ thay thế ngay lập tức. Theo luật thì tôi không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất nào. Đúng, cuối cùng tất cả người tiêu dùng phải trả tiền phạt cho các khoản lỗ gian lận thông qua các khoản phí, nhưng điều đó vẫn chỉ là một mức giá nhỏ để thanh toán cho sự bảo mật.
Nếu tôi giữ tiền của tôi trong ngân hàng, nó được bảo hiểm bởi FDIC. Nếu tôi quên mật khẩu của tài khoản ngân hàng, tôi có thể gọi cho ngân hàng của mình và đặt lại. Với Vitcoin, không có sự bảo vệ nào trong số này và tôi không hề tin rằng công chúng sẽ lại muốn hệ thống này thay vì hệ thống hiện tại.
Có những câu chuyện hoành tráng về sự đau buồn và mất mát trong “truyền thuyết” Bitcoin. Từ một người nào đó quên mật khẩu vào một chiếc ví Bitcoin và sự mất mát lên đến 5 con số, cho đến một linh hồn khốn khổ đã mất 100 triệu đô la vì anh ta đã vứt nhầm server máy tính, có rất nhiều ví dụ thực tế về cách người ta có thể ngay lập tức mất một tài sản Bitcoin. Điều đó thậm chí còn không xét đến sự thất bại “mang tính sử thi” của Mt. Gox, theo báo cáo đã mất 7% tổng số Bitcoin trong lưu thông do sự kết hợp giữa việc thiếu năng lực và gian lận.
Theo: Kenhdaututienao.com/TapchiBitcoin/fool