Theo Hải quan TP HCM, các số máy trên do 178 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nhập khẩu và làm thủ tục hải quan qua Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh – Cục Hải quan TP HCM.
Theo Hải quan TP HCM, các số máy trên do 178 doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức nhập khẩu và làm thủ tục hải quan qua Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh – Cục Hải quan TP HCM.
Đa phần các máy đào Bitcoin này có xuất xứ từ Trung Quốc, chủ yếu là loại máy tính xử lý dữ liệu tự động, máy tính xử lý dữ liệu tự động Antminer, ngoài ra có một số máy thuộc dạng máy chủ server ảo…
Hải quan TP HCM cũng cho biết các loại máy này không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu phải có giấy phép nên vẫn giải quyết thủ tục nhập khẩu theo quy định.
Trong năm 2017 có trên 7.000 máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền điện tử, gọi là máy đào Bitcoin, Litecoin… được nhập về TP HCM qua đường chuyển phát nhanh do 7 doanh nghiệp và một số cá nhân, tổ chức không có mã số thuế nhập khẩu.
Trong số đó, các cá nhân, tổ chức không có mã số thuế thực hiện nhập khẩu đến gần 3.000 bộ máy đào Bitcoin, Litecoin, số còn lại do các doanh nghiệp nhập khẩu.
Máy đào tiền Bitcoin thực ra là máy tính chuyên dụng, không thuộc danh mục cấm vì vậy dù Nhà nước cấm sử dụng các loại tiền điện tử, tiền ảo làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam thì việc nhập khẩu cũng không bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, cơ quan hải quan vẫn đang tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình nhập khẩu mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động đào Bitcoin, Litecoin, khai thác tiền ảo trên mạng.
Bitcoin, loại tiền kỹ thuật số được cho là không còn nhiều, vì thế càng ngày việc giải mã các thuật toán này càng trở nên phức tạp, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc đầu tư vào hệ thống máy đào Bitcoin không còn hấp dẫn như trước đây.